FBI trao trả hiện vật, cổ vật văn hóa cho Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

FBI xác định được có một số hiện vật có nguồn gốc Việt Nam, cụ thể gồm 01 chiếc bình/nồi, 01 bộ dụng cụ gồm 8 mảnh đồng và 01 rìu đá, chưa rõ chính xác niên đại, muốn trao trả lại cho Nhà nước Việt Nam.

Theo tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ, phát biểu trước khi trao trả các hiện vật văn hoá, đại diện FBI cho biết qua quá trình điều tra, đội điều tra phòng chống tội phạm văn hoá, nghệ thuật của FBI năm 2013 – 2014, trong vụ thu giữ tài sản văn hoá lớn nhất trong lịch sử của FBI, đã phát hiện và thu giữ một bộ sưu tập lớn gồm hơn 7.000 hiện vật, cổ vật văn hoá bị lưu giữ trái phép bởi một công dân Mỹ. Người này trước khi qua đời bày tỏ mong muốn trao trả các hiện vật, cổ vật văn hoá về với cộng đồng, quốc gia gốc.

 

Toàn bộ số hiện vật được FBI trao trả. Ảnh: Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ
Toàn bộ số hiện vật được FBI trao trả. Ảnh: Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ


Sau khi tiến hành phân loại, lưu trữ và phối hợp thẩm định với các chuyên gia để xác định nguồn gốc của số hiện vật, cổ vật nói trên, FBI xác định được có một số hiện vật có nguồn gốc Việt Nam, cụ thể gồm 01 chiếc bình/nồi, 01 bộ dụng cụ gồm 8 mảnh đồng và 01 rìu đá, chưa rõ chính xác niên đại, muốn trao trả lại cho Nhà nước Việt Nam.

Tiếp nhận các hiện vật văn hoá, Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng cảm ơn nỗ lực của chính quyền và các cơ quan chức năng Mỹ trong hợp tác quốc tế phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, trong đó có tội phạm văn hoá, nghệ thuật. Việc thu giữ, bảo quản, xác định nguồn gốc, trao trả một lượng lớn các hiện vật, cổ vật văn hoá như trên đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức, thể hiện thiện chí và cam kết của Mỹ trong thực thi các công ước của Liên hợp quốc về về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (UNTOC).


 

Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng nhận lại hiện vật, cổ vật từ FBI. Ảnh: Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ
Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng nhận lại hiện vật, cổ vật từ FBI. Ảnh: Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ


Được sự uỷ quyền của các cơ quan chức năng trong nước, Đại sứ quán sẽ tiếp nhận số hiện vật này và sẽ sớm chuyển về nước, bàn giao cho Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch và Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam, phục vụ công tác giám định, nghiên cứu và trưng bày.

Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng nhận định Việt Nam và Mỹ thời gian qua đã triển khai nhiều nhiều hoạt động hợp tác, phối hợp nghiệp vụ song phương trên cơ sở "Bản ghi nhớ về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia" ký kết giữa Bộ công an Việt Nam và FBI.

Gần đây nhất, tháng 2.2022, Bộ trưởng Công an Tô Lâm và Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) Christopher A. Wray đã hội đàm trực tuyến về hợp tác phòng chống tội phạm xuyên quốc gia giữa hai nước. Đại sứ Dũng khẳng định Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ luôn sẵn sàng đóng vai trò cầu nối, thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa các bộ, ngành, cơ quan hai nước.

Theo Tuyết Lan (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.