Thêm 2 tập quán tín ngưỡng của Hà Giang được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 7/4, bà Triệu Thị Tình, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang cho biết, tỉnh vừa có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể được ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

 
Lễ cúng Bàn Vương của người Dao đỏ, huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang. (Ảnh: Triệu Tình)
Lễ cúng Bàn Vương của người Dao đỏ, huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang. (Ảnh: Triệu Tình)


Đó là Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ cầu mùa của người Cờ Lao, xã Túng Sán, huyện Hoàng Su Phì; tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ cúng Bàn Vương của người Dao đỏ, xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì.

Hàng năm, vào khoảng từ ngày 15/10 đến ngày 30 tháng chạp (Âm lịch), người Dao đỏ tại Hoàng Su Phì tổ chức lễ cúng tổ Bàn Vương.

Đây là nghi lễ truyền thống đặc sắc được tổ chức hằng năm tại các địa phương có người Dao sinh sống nhằm lưu giữ nguồn gốc lịch sử, văn hóa của dân tộc. Lễ cúng được tổ chức nhằm bày tỏ sự biết ơn với sư tổ Bàn Vương, người đã sinh ra 12 họ người Dao ngày nay. Đồng thời là dịp cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt cho cộng đồng người Dao ấm no, hạnh phúc.

Lễ Cầu mùa của người Cờ Lao ở huyện Hoàng Su Phì thường được tổ chức vào đầu năm mới. Trong nghi lễ, thầy cúng sẽ tiến hành các nghi lễ cảm tạ, cầu mong thần linh, trời đất, tổ tiên phù hộ cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, cộng đồng người Cờ Lao sống ấm no, hạnh phúc.

Đến nay, tỉnh Hà Giang đã có 27 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có 6 di sản của các dân tộc rất ít người, như Bố Y, Lô Lô, Pu Péo, Cờ Lao.

Để có được kết quả đó, tỉnh đã thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, ngăn chặn, xóa bỏ các hủ tục trong cộng đồng các dân tộc thiểu số.

Việc gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống của đồng bào các dân tộc giúp Hà Giang hình thành các sản phẩm du lịch đặc trưng phục vụ du khách lên với phương châm “Giữ văn hóa để phát triển du lịch, phát triển du lịch để giữ gìn bản sắc văn hóa”.

 

Theo KHÁNH TOÀN (NDĐT)

Có thể bạn quan tâm

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.

Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.