Thanh kiếm của Napoleon được đem đấu giá tại Mỹ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Vào đầu tháng 12 tại Mỹ, thanh kiếm quý giá cùng với năm món vũ khí khác của Hoàng đế Pháp Napoleon sẽ được đem đấu giá.

 Những món vũ khí của Hoàng đế Pháp Napoleon được đem đấu giá tại Mỹ. Ảnh: Rock Island
Những món vũ khí của Hoàng đế Pháp Napoleon được đem đấu giá tại Mỹ. Ảnh: Rock Island



Theo AFP, thanh kiếm được Napoleon sử dụng trong cuộc đảo chính năm 1799 sẽ được đưa ra đấu giá cùng năm thứ vũ khí khác tại Mỹ vào đầu tháng 12. Phiên đấu giá dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 3 đến ngày 5.12 bởi Công ty đấu giá Rock Island có trụ sở tại Illinois và được định giá từ 1,5 triệu đến 3,5 triệu USD.

Phiên đấu giá sẽ diễn ra dưới cả 2 hình thức trực tiếp và trực tuyến. Bên cạnh nhiều cổ vật khác, thanh kiếm với bao kiếm của vị hoàng đế Pháp chính là điểm nhấn chính của bộ sưu tập.

Vũ khí này được chế tạo bởi Nicolas-Noel Boutet, người chịu trách nhiệm chính tại nhà máy sản xuất vũ khí của Pháp ở Versailles. Khi Napoleon lên ngôi hoàng đế, người ta cho rằng thanh kiếm này đã được ông tặng cho tướng quân Jean-Andoche Junot, nhưng vợ của vị tướng này sau đó buộc phải bán nó để lấy tiền trả nợ.

Sau này, món cổ vật đã được phục hồi bởi một bảo tàng ở London và rơi vào tay một nhà sưu tập người Mỹ đã qua đời gần đây.

https://laodong.vn/the-gioi/thanh-kiem-cua-napoleon-duoc-dem-dau-gia-tai-my-979692.ldo
 

Theo ANH VŨ (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.