Bình Định lần đầu tiên tổ chức lễ giỗ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tỉnh ủy, UBND tỉnh, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định đã tổ chức lễ giỗ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực tại Đền thờ Nguyễn Trung Trực ở thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải, H.Phù Cát (Bình Định).

Sáng 16.10 (tức 11.9 âm lịch), tại Đền thờ Nguyễn Trung Trực ở thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải, H.Phù Cát (Bình Định), Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Phi Long cùng nhiều lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh này đã dự lễ giỗ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực nhân kỷ niệm 153 năm ngày mất của ông (1868 - 2021).

Đây là lần đầu tiên tỉnh Bình Định tổ chức lễ giỗ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực.

 

Đọc văn tế tại lễ giỗ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Ảnh: Kim Vân
Đọc văn tế tại lễ giỗ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Ảnh: Kim Vân


Các đại biểu đã khấn nguyện và dâng hương tưởng nhớ, tri ân công lao to lớn của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực (1838 - 1868), sinh tại làng Bình Nhựt, H.Cửu An, Phủ Tân An (nay thuộc xã Thạnh Đức, H.Bến Lức, Long An) nhưng nguyên quán ở xóm Lưới, làng Vĩnh Hội, tổng Trung An, huyện Phù Cát, trấn Bình Định (nay là thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải, H.Phù Cát).

 

Đền thờ Nguyễn Trung Trực tại Bình Định. Ảnh: Dũng Nhân
Đền thờ Nguyễn Trung Trực tại Bình Định. Ảnh: Dũng Nhân


Ông cùng nghĩa quân tổ chức nhiều trận đánh quân Pháp xâm lược, trong đó nổi tiếng là trận chiến đốt cháy và làm chìm tiểu hạm L’Espérance tại vàm Nhựt Tảo (xã An Nhựt Tân, H.Tân Trụ, Long An) vào ngày 10.12.1862 và trận chiếm đồn Rạch Giá vào ngày 16.6.1868.

Sau khi bắt được Nguyễn Trung Trực, thực dân Pháp dụ hàng không được nên đã hành quyết ông tại chợ Rạch Giá vào ngày 27.10.1868 (tức ngày 12.9 năm Mậu Thìn).

 

Theo HOÀNG TRỌNG (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.