Hơn 25 tỉ đồng xây dựng, tu bổ, tôn tạo di tích tháp Bánh Ít

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 14.9, UBND tỉnh Bình Định cho biết đã có văn bản phê duyệt chủ trương đầu tư công trình xây dựng, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích tháp Bánh Ít (ảnh, ở xã Phước Hiệp, H.Tuy Phước, Bình Định).

 

Ảnh:  SỞ DU LỊCH BÌNH ĐỊNH
Ảnh: Sở Du lịch Bình Định


Theo đó, công trình do Sở VH-TT tỉnh Bình Định làm chủ đầu tư với tổng kinh phí xây dựng 25,6 tỉ đồng, thời gian thực hiện từ năm 2021 - 2022.

Dự án sẽ được đầu tư với quy mô gồm: Hoàn thiện đường nội bộ bằng bê tông, lát đá, xây dựng khu nhà chức năng (nhà dịch vụ, đón tiếp, trưng bày, thường trực, bảo vệ, vệ sinh) thành một khối có quy mô xây dựng khoảng 712 m2 và làm hạ tầng cảnh quan, sân vườn, bãi đậu xe… Công trình sau khi hoàn thành sẽ thu hút du khách đến tham quan, nghiên cứu về giá trị lịch sử, kiến trúc di tích.

Theo Sở Du lịch Bình Định, tháp Bánh Ít (hay còn gọi là tháp Bạc) là một cụm các tháp Chăm pa với 4 công trình kiến trúc cổ, gồm: tháp Cổng, tháp Hỏa, tháp Bia và tháp Chính được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ 11 - đầu thế kỷ 12. Cụm tháp được Bộ VH-TT xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật vào năm 1982.

Theo Hoàng Trọng (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.
Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Nhằm góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc mình, em Võ Siu Hoài An (lớp 12C1) cùng Lê Quốc Huy (lớp 10C1, Trường THPT Phạm Văn Đồng, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) triển khai Dự án “Bảo tồn và phục dựng lễ mừng lúa mới của đồng bào Jrai tại làng Bồ, xã Ia Yok”.