Phát hiện khảo cổ Ai Cập sửng sốt về Nữ hoàng Cleopatra

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chữ ký của Nữ hoàng Cleopatra có thể là một trong những phát hiện khảo cổ Ai Cập thú vị nhất trong thời gian gần đây.

Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra. Ảnh: Egypt Portal
Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra. Ảnh: Egypt Portal
Vào ngày 23.2 năm 33 trước Công nguyên, Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra VII đã ban hành một sắc lệnh hoàng gia cấp đặc quyền tài chính cho một địa chủ La Mã vắng mặt. Những đặc quyền này bao gồm miễn sưu thuế và bảo vệ đầy tớ cũng như các tài sản khác.
Hơn cả những tác động kinh tế của sắc lệnh và vai trò của các địa chủ La Mã vắng mặt ở Ai Cập cuối thời Ptolemy, tài liệu bằng giấy cói này đã được biết đến nhiều nhất trong hai thập kỷ qua vì một từ duy nhất ở cuối văn bản, có thể là chữ viết tay của Nữ hoàng Cleopatra - theo tờ Historical Eve.
Thật không may, tên của địa chủ được đề cập hầu hết đã bị mờ và có một số bất đồng liên quan đến danh tính của người này. Có người cho đây là tên một vị tướng La Mã - Publius Canidius Crassus. Có người lại cho đây là Quintus Cascellius, một thống chế La Mã khác.

Văn bản với chữ viết tay được cho là của Nữ hoàng Cleopatra ở cuối. Ảnh: Historical Eve
Văn bản với chữ viết tay được cho là của Nữ hoàng Cleopatra ở cuối. Ảnh: Historical Eve
Chi tiết kỹ thuật của văn bản này bao gồm:
Lai lịch: Viết ở Alexandria; tìm thấy ở Abusir el-Melek.
Ngày: 23 tháng 2 năm 33 trước Công nguyên (năm 19 dưới triều đại của Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra)
Ngôn ngữ: Tiếng Hy Lạp
Bộ sưu tập: Bộ sưu tập giấy cói của Bảo tàng Staatliche Museen zu Berlin
Nhà khảo cổ người Mỹ Duane W. Roller mô tả về tài liệu giấy cói này của Ai Cập cuối thời Ptolemy, dưới triều đại Nữ hoàng Cleopatra VII:
Vào ngày 33 tháng 2 trước Công nguyên, Nữ hoàng chấp thuận lệnh miễn giảm một số loại sưu thuế cho Publius Canidius Crassus, người đã ở cùng thống chế La Mã Antonius trong một thập kỷ và sẽ là chỉ huy cấp cao của lực lượng trên bộ tại Actium.
Tài liệu liên quan là giấy cói từ vải bọc xác ướp và được công bố lần đầu tiên vào năm 2000.
Canidius được phép nhập 10.000 bông lúa mì và 5.000 ống rượu vang miễn thuế, đồng thời những vùng đất mà ông sở hữu ở Ai Cập cũng được miễn thuế.
Điều thu hút sự quan tâm là đoạn chữ viết tay γινέσθωι (chuẩn tấu). Chữ viết tay này nhiều khả năng là chữ viết của chính Nữ hoàng Cleopatra, vì có một truyền thống ở Ai Cập thời Ptolemy về chữ tiếp ký của quân vương, một phần để tránh việc giả mạo các tài liệu chính thức.
Chữ ký của Nữ hoàng Cleopatra VII chắc chắn là một trong những khám phá thú vị hơn cả trong những năm gần đây. Những chữ ký hoàng gia duy nhất được biết đến từ thời cổ đại là của Ptolemy X và Theodosios II, cả hai đều ít thú vị hơn so với của Nữ hoàng.
SONG MINH (LĐO)

https://laodong.vn/the-gioi/phat-hien-khao-co-ai-cap-sung-sot-ve-nu-hoang-cleopatra-936489.ldo

Có thể bạn quan tâm

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.