Văn hiến Thăng Long qua bằng chứng khảo cổ học

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Công trình đồ sộ Văn hiến Thăng Long - Bằng chứng khảo cổ học do PGS-TS Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam, chủ biên chứa đựng nhiều tư liệu quý mới nhất, phần nào làm rõ hơn nữa về giá trị to lớn của di sản nền văn hiến Thăng Long.

Trang sách giới thiệu nhiều hiện vật quý của Hoàng thành Thăng Long. ẢNH: NGỮ YÊN
Trang sách giới thiệu nhiều hiện vật quý của Hoàng thành Thăng Long. ẢNH: NGỮ YÊN
Trong sách có nhiều hình ảnh, thông tin về cổ vật Thăng Long, chẳng hạn như các trống đồng Cổ Loa, Hoàng Hạ, Miếu Môn. “Đó đều là những trống đồng đẹp nổi trội, cho thấy kỹ thuật đúc đồng tinh xảo của người xưa, ông Tín cho biết.
Theo phân kỳ của PGS-TS Tống Trung Tín, các trống đồng nói trên thuộc thời kỳ thứ nhất của di sản văn hiến Thăng Long, được định hình trong thời kỳ dựng nước và giữ nước đầu tiên, khi các vua Hùng đúc đồ đồng Đông Sơn. Cùng với trống đồng, thời kỳ thứ nhất này còn là giai đoạn để lại dấu tích Khảo cổ học tại thành Cổ Loa. Sau đợt nghiên cứu 2008 - 2014, các nhà khoa học đã xác định cả 3 vòng thành đồ sộ đều là thuộc thời kỳ An Dương Vương. PGS-TS Nam C.Kim (ĐH Wisconsin - Madison, Mỹ) kết luận: “Một xã hội rất hùng mạnh đã tồn tại trong thế kỷ 3 trước Công nguyên. Xã hội này chịu trách nhiệm xây dựng hệ thống thành trì, hào lũy hoành tráng”. Vì thế, công trình Văn hiến Thăng Long - Bằng chứng khảo cổ học cũng giới thiệu nhiều hiện vật từ Cổ Loa như mũi tên đồng hay các di chỉ như dãy bếp lò đúc, các lớp cắt thành...
Trong thời kỳ thứ hai của văn hiến Thăng Long, thời kỳ giữ gìn văn hóa Việt, tạo tiền đề cho phục hưng văn hóa dân tộc dưới thời Lý, sách giới thiệu hệ thống di tích cho thấy văn hóa Việt vẫn luôn được bảo toàn. Đối diện âm mưu đồng hóa của phương Bắc, chúng ta vẫn có những sản phẩm văn hóa mang dấu ấn Đông Sơn và giao thoa với văn hóa bên ngoài.
Thời kỳ thứ ba là thời kỳ văn hiến Thăng Long phát triển đến đỉnh cao và kéo dài tới nay. Trong sách, người đọc được thấy câu chuyện vương triều Lý đã quy hoạch một Hoàng cung Thăng Long đồ sộ, hoàn toàn thống nhất về phương vị, từ kiến trúc nhỏ nhất chỉ chục mét vuông tới bố cục cả một kinh đô có chu vi xấp xỉ 30 km. “Cùng với kiến trúc, các di vật cũng cho phép nhận định về một nền văn hiến đạt trình độ rất cao dưới thời Lý”, PGS-TS Tống Trung Tín khẳng định.
Ông chia sẻ thêm khảo cổ học Hoàng thành Thăng Long vẫn đang tiếp tục lâu dài. Chính vì thế, cuốn sách với những tư liệu mới nhất, dày dặn nhất được công bố này sẽ đáp ứng phần nào nhu cầu tìm hiểu Thăng Long - Hà Nội. “Ngay từ năm 2003, khi di sản Hoàng thành Thăng Long mới phát lộ, giới truyền thông cả nước đã quan tâm đến việc bao giờ thì khai quật xong Thăng Long. Tôi đã trả lời khoảng vài ba thế kỷ nữa. Các di sản tương tự như thành phố Pompei của Ý, Nara của Nhật Bản đã được nghiên cứu hàng trăm năm”, ông Tín cho biết.
PGS-TS Trần Đức Cường, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, cũng đánh giá cao công trình mới này. Ông cho biết di sản vật thể Thăng Long - Hà Nội dù bị mai một gần hết, thậm chí gần như không còn gì trên mặt đất thì do ngẫu nhiên hoặc may mắn vẫn còn lưu động ít nhiều trong lòng đất. Thêm vào đó, PGS-TS Tín không chỉ là người phát hiện mà còn là người đầu tiên mạnh dạn kiến nghị cho phép bảo tồn toàn bộ di sản Thăng Long - Hà Nội tại số 18 Hoàng Diệu tiến tới xây dựng hồ sơ Di sản thế giới.
Theo Trinh Nguyễn (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.