Nghi vấn chiếc bình vôi bằng vàng trong mộ phần Thống chế Thoại Ngọc Hầu và vợ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong số gần 500 hiện vật phát lộ trong quá trình trùng tu mộ Thống chế Thoại Ngọc Hầu và vợ ở hai hòm đồ tùy táng, nhà nghiên cứu Vũ Kim Lộc lại đặc biệt chú ý chiếc bình vôi bằng vàng với những nghi vấn “lạ".
Phần đáy chiếc bình vôi bằng vàng của bà Châu Thị Tế
Phần đáy chiếc bình vôi bằng vàng của bà Châu Thị Tế.
Cuối năm 2010, lúc đang tu bổ mộ phần của Thống chế Thoại Ngọc Hầu và phu nhân tại khu Di tích lăng miếu Núi Sam (thuộc P.Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang), thì phát hiện vị trí lún sụp trong khu mộ Thống chế Thoại Ngọc Hầu và phu nhân của ông là bà Châu Thị Tế, đã tình cờ phát lộ hai hòm đồ tùy táng của ông và vợ ông với tổng số hơn 500 hiện vật.
Số hiện vật này hiện đang được trưng bày tại nhà trưng bày Thoại Ngọc Hầu trong khu di tích nói trên, trong đó đặc biệt là chiếc mũ Đầu Hổ của ông cùng với nhiều vật dụng bằng kim loại quý của phu nhân nhưng điều nghi vấn của nhà nghiêu cứu Vũ Kim Lộc lại đặc biệt ở chiếc bình vôi bằng vàng của bà.
Chiếc bình vôi bằng vàng của bà Châu Thị Tế.
Chiếc bình vôi bằng vàng của bà Châu Thị Tế.
Theo ông Vũ Kim Lộc: "Chiếc bình này có chiều cao 9 cm, đường kính đáy 2,3 cm, nặng 2 lượng, 8 phân, 7 ly, vàng 8,5 tuổi. Về kiểu dáng rất giống với loại bình vôi bằng bạc và đồng của Khmer, phần nắp chiếm quá nửa phần thân và có phía trên nhiều tầng hoa văn. Phần thân ở phía dưới thắt phần đáy và xung quanh mặt ngoài chân đế có hàng hoa văn là các hạt tròn nổi. Còn phần trong lòng trôn có hoa văn rất khó nhìn".
Mặc dù đang là thời điểm đón tết Nguyên đán nhưng nhà nghiên cứu Vũ Kim Lộc vẫn cứ băn khoăn, suy nghĩ mãi về hiện vật này. Ông nói: “Tôi đã cố gắng xoay xở với nhiều chiều ánh sáng và đã phát hiện ra một hình bò phải nói là được che giấu rất khéo với các đường chạm chìm, nổi đánh lạc hướng nhìn, và có lẽ đây là bò thần Nandi rất phổ biến trong điêu khắc đá của văn hóa Khmer. Thế nhưng, điều khó hiểu hơn nữa ở đây là có một vòng tròn với họa tiết văn thừng được hàn thêm vào sát với chân đế và bao xung quanh hình bò. Là người trong nghề kim hoàn tôi nhận thấy, vòng tròn này được thêm vào không phải để tăng cường độ cứng, vì như vậy sẽ là thừa và tốn thêm vàng, mà là có mục đích”.
Chiếc bình vôi bằng bạc của Khmer, thuộc sưu tập tư nhân.
Chiếc bình vôi bằng bạc của Khmer, thuộc sưu tập tư nhân.
Trước đây, trong một lần gặp gỡ bất ngờ, vô tình TS. Hồ Xuân Tịnh (nguyên GĐ Sở Văn Hóa tỉnh Quảng Nam) khi xem ảnh của chiếc bình đã có vài lời trao đổi với nhà nghiên cứu Vũ Kim Lộc "hình bò ở trôn làm tôi liên tưởng đến chiếc triện đóng niêm sáp trên phong thư ngày xưa”.
Từ đó, ông Vũ Kim Lộc càng củng cố thêm lập luận của mình, rằng: “Như vậy nghi vấn của tôi đã được gợi mở phần nào vì tôi nhận ra rằng vòng tròn văn thừng được thêm vào đáy bình là hình thức trang trí thêm phần tôn vinh cho hình bò. Khi đóng vô sáp hoa văn tròn nổi xung quanh mặt ngoài chân đế bình cùng với vòng văn thừng ở trôn sẽ tạo thành vòng hoa văn bao quanh hình bò, và hình như dấu triện ở đây đã được “ngụy trang” một cách khéo léo".
Bình vôi của người Khmer, tại Bảo tàng tỉnh Bình Phước.
Bình vôi của người Khmer, tại Bảo tàng tỉnh Bình Phước.
Tuy nhiên , ông Vũ Kim Lộc lại băn khoăn: "Nếu vậy thì sẽ có nhiều câu hỏi được đặt ra xung quanh dấu triện này, như tại sao nó lại phải ngụy trang với hình thức là chiếc bình vôi và lại thuộc về đồ dùng cá nhân của phu nhân của Thống chế Thoại? Liệu có liên quan gì giữa Thống chế Thoại và triều đình Cao Miên, bởi ông được triều Nguyễn ba lần giao chức Bảo hộ Cao Miên vào những thập niên đầu thế kỷ 19”.
Nhân dịp năm mới Tân Sửu 2021, nhà nghiên cứu Vũ Kim Lộc có lời chúc sức khỏe đến độc giả và thông qua báo Thanh Niên ông cho rằng, những nghi vấn của mình về chiếc bình vôi bằng vàng ông đã giải thích những gì thuộc về chuyên môn, còn phần cần làm rõ thêm về hiện vật này, từng nằm trong số các đồ tùy táng trong phần mộ của Thống chế Thoại Ngọc Hầu và vợ, rất mong các nhà sử học "có góc nhìn khác" chỉ giáo thêm.
Lê Công Sơn (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

(GLO)- Tôi sinh hoạt cùng anh chị em văn nghệ sĩ ở Gia Lai-Kon Tum từ những năm cuối thập niên tám mươi của thế kỷ trước. Khi ấy, phong trào nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gian (Folklore) đang rộ lên. Tôi tự cảm thấy đây là lĩnh vực cũng cần tìm hiểu và có trách nhiệm với nơi mình đang sống.
Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

(GLO)- Lễ cúng rụng rốn (Et tuh klok) là nghi lễ đầu tiên trong vòng đời của mỗi người Bahnar. Không chỉ là cúng tạ ơn, mong muốn các thần linh che chở, bảo vệ đứa trẻ khỏe mạnh, mà lễ cúng còn là sự xác nhận đứa bé chính thức trở thành thành viên trong gia đình, dòng tộc và cộng đồng.
Ché quý của người Jrai

Ché quý của người Jrai

(GLO)- Người Jrai ở Krông Pa (tỉnh Gia Lai) còn lưu giữ nhiều loại ché (ghè) rất giá trị. Bước vào một ngôi nhà dài, quan sát vị trí, số lượng các loại ché, chúng ta có thể đánh giá mức độ giàu có của chủ nhân.
Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

(GLO)- Bằng tình yêu và niềm tự hào về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Ak (80 tuổi, làng Chuét 2, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) đã dành trọn cuộc đời để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, đan lát và chế tác nhạc cụ dân tộc với mong muốn lưu giữ cho thế hệ mai sau.
Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.