Nghi vấn của nhà nghiên cứu Vũ Kim Lộc về mũ Ngũ phẩm VN lưu lạc Campuchia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mới đây, nhà nghiên cứu Vũ Kim Lộc (TP.HCM) qua kết nối thông tin với nhà sưu tập trẻ Chu Đoàn Kiên nhận được tấm ảnh quý về một chiếc mũ có thể hàm Ngũ phẩm được lưu giữ tại Mỹ, hé lộ nhiều điều lý thú.

 Qua hình ảnh của chiếc mũ này và đối chiếu với các hình ảnh về mũ Đông Pha, và nhất là bản vẽ của họa sĩ Tôn Thất Sa (ành), cho thấy đây là loại mũ Đông Pha của triều Nguyễn thuộc Việt Nam - Ảnh: T.L
Qua hình ảnh của chiếc mũ này và đối chiếu với các hình ảnh về mũ Đông Pha, và nhất là bản vẽ của họa sĩ Tôn Thất Sa (ành), cho thấy đây là loại mũ Đông Pha của triều Nguyễn thuộc Việt Nam - Ảnh: T.L


Hiện vật nghi vấn là chiếc mũ hàm Ngũ phẩm hiện đang trưng bày ở Bảo tàng Penn (3260 South St, Philadelphia, PA 19104) với dòng chú thích: “Mũ có mã số 2003-38-4, xuất xứ Cambodia (Campuchia). Chất liệu, lông đuôi ngựa, khung bằng kim loại. Niên đại khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20” (https://www.penn.museum/collections/object/372982 ).

Nhà nghiên cứu Vũ Kim Lộc – chuyên gia có uy tín trong lĩhh vực mũ mão triều Nguyễn (sinh sống tại Q.1, TP.HCM) nhận xét: Qua xem xét thấu đáo và kỹ lưỡng hiện vật qua từng góc độ ảnh chụp, tôi nhận thấy chú thích của Bảo tàng Penn nêu trên chưa được đầy đủ, bởi thiếu phần chủ nhân văn hóa là của Việt Nam. Vì vậy, tôi xin được có đôi lời như sau: "Qua hình ảnh của chiếc mũ này và đối chiếu với các hình ảnh về mũ Đông Pha, và nhất là bản vẽ của họa sĩ Tôn Thất Sa, cho thấy đây là loại mũ Đông Pha của triều Nguyễn thuộc Việt Nam, theo điển chế của triều Nguyễn là cấp cho quan Văn có hàm từ Tứ phẩm đến Lục phẩm".


 

Chiếc mũ hiện vật quý hiện được lưu giữ tại Mỹ - Ảnh: Nhà nghiên cứu Chu Đoàn Kiên
Chiếc mũ hiện vật quý hiện được lưu giữ tại Mỹ - Ảnh: Nhà nghiên cứu Chu Đoàn Kiên



Ông Vũ Kim Lộc phân tích thêm: “Về chi tiết của mũ, nhờ ảnh được chụp chếch từ phía sau nên thấy được hầu như toàn bộ thực trạng của mũ: Thân mũ là phần bao quanh đầu và được bắt hai dải ở phía sau, miếng che ở trên được viền nẹp bằng kim loại bạc và trông như được gập đôi tạo hình dốc mái như hai mái che của một ngôi nhà. Qua phóng đại ảnh cho thấy mũ được kết bằng lông đuôi ngựa, kỹ thuật kết rất giống với chiếc mũ Phốc Tròn có niên đại đầu thế kỷ 20 hiện đang được lưu giữ tại Bảo tang Lịch sử-TP.HCM, tức là kết đơn và dùng hai sợi lông làm thành một dây để kết. Riêng tấm che phía sau cùng hai dải được kết rất thưa. Các trang sức hiện còn 3 hoa (1 ở trán mũ, 1 ở trên trán mũ, 1 ở sau mũ), các hoa này đã bị oxy hóa có màu đen cho thấy là bằng bạc, loại hình giao long không thấy, có lẽ đã bị mất”.

 

 Nhà nghiên cứu Vũ Kim Lộc – chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực mũ mão triều Nguyễn - Ảnh: NVCC
Nhà nghiên cứu Vũ Kim Lộc – chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực mũ mão triều Nguyễn - Ảnh: NVCC


Vì vậy, nếu chiếu theo điển chế thì mũ được trang trí với số lượng 3 hoa, nhưng không có hoa bằng vàng, đã cho biết chủ nhân của chiếc mũ này có hàm Ngũ phẩm của Việt Nam.

“Như vậy, với các yếu tố nêu trên cho thấy chiếc mũ đây của Việt Nam là đã rõ, và không hiểu lý do gì nó lại lưu lạc đến Campuchia”, nhà nghiên cứu Vũ Kim Lộc nói.

 

Theo LÊ CÔNG SƠN (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

(GLO)- Lễ cúng rụng rốn (Et tuh klok) là nghi lễ đầu tiên trong vòng đời của mỗi người Bahnar. Không chỉ là cúng tạ ơn, mong muốn các thần linh che chở, bảo vệ đứa trẻ khỏe mạnh, mà lễ cúng còn là sự xác nhận đứa bé chính thức trở thành thành viên trong gia đình, dòng tộc và cộng đồng.
Ché quý của người Jrai

Ché quý của người Jrai

(GLO)- Người Jrai ở Krông Pa (tỉnh Gia Lai) còn lưu giữ nhiều loại ché (ghè) rất giá trị. Bước vào một ngôi nhà dài, quan sát vị trí, số lượng các loại ché, chúng ta có thể đánh giá mức độ giàu có của chủ nhân.
Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

(GLO)- Bằng tình yêu và niềm tự hào về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Ak (80 tuổi, làng Chuét 2, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) đã dành trọn cuộc đời để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, đan lát và chế tác nhạc cụ dân tộc với mong muốn lưu giữ cho thế hệ mai sau.
Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

(GLO)- Trên địa bàn xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) hiện còn 12 nếp nhà sàn vách đất, lợp mái ngói. Chẳng phải do đời sống khó khăn, mà kiểu nhà ấy phù hợp với điều kiện khí hậu nơi này, còn gia chủ thì luôn mong muốn bảo tồn giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng triển khai công tác kiểm kê di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể trên địa bàn. Đây chính là tiền đề để huyện tiếp tục làm tốt công tác quản lý cũng như phát huy giá trị di sản nhằm thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển.
Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.