Dò kim loại, phát hiện "bảo vật phương Đông" làm đảo lộn lịch sử

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thứ mà người đàn ông tìm thấy chỉ là một đồng xu, nhưng có giá trị không tưởng bởi "bảo vật phương Đông" này có thể cho thấy những chi tiết chưa từng biết trong lịch sử Anh Quốc cổ đại.

Theo Acient-Origins, phát hiện thuộc về một "thợ săn kho báu" nghiệp dư ở Hampshire (Anh). May mắn đã mỉm cười khi chiếc máy dò kim loại phát tín hiệu giữa một cánh đồng mà trước đó từng xuất hiện một số đồ tạo tác thời Trung Cổ. Người đàn ông đào lên được một đồng xu nhỏ, ở giữa có lỗ và khắc Hán tự.

 

 Cận cảnh
Cận cảnh "bảo vật phương Đông" mà người thợ săn kho báu nghiệp dư may mắn tìm được - Ảnh: ACIENT-ORIGINS


Hiện vật được gửi đến các nhà khảo cổ và phân tích cho thấy nó có từ năm 1008-1016, tức vào thời Bắc Tống ở Trung Quốc. Điều đặc biệt là đây chỉ là đồng xu Trung Quốc ngàn năm thứ 2 được phát hiện trên khắp nước Anh - vốn nổi tiếng với vô số kho tàng khảo cổ.

Bởi lẽ, theo sử sách ghi chép, tiền xu Trung Quốc chỉ có thể xuất hiện ở Anh vào thế kỷ thứ 17, khi hai quốc gia này giao thương. Có mối nghi ngờ rằng đồng xu rơi ra từ một bộ sưu tập tiền cổ của ai đó, nhưng qua phân tích, các nhà khảo cổ nghiêng về giả thuyết "bảo vật" này đại diện cho hoạt động thương mại chưa từng biết 1.000 năm về trước giữa Trung Quốc và đảo quốc này. Điều này khiến đồng xu trở thành một bảo vật vô cùng giá trị.

Bình luận về phá thiện trên , tiến sĩ Caitlin Green, nhà sử học tại Đại học Cambridge (Anh) cho biết điều này là hoàn toàn khả dĩ. Thứ nhất, có một mảnh gốm Trung Quốc cùng thời kỳ được phát hiện cách đó chỉ 20 dặm. Thứ hai, từng có nhiều bằng chứng khảo cổ cho thấy các thương nhân buôn gốm Trung Quốc đã thực hiện những hải trình dài đến bán đảo Ấn Độ, bán đảo Ý, đi vào Biển Đỏ, Địa Trung Hải, giao thương thường xuyên với Ai Cập... Ông cho rằng bờ biển phía Nam nước Anh chính là vùng đất cuối cùng trong mạng lưới thương mại cổ xưa này.

Theo Thu Anh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

(GLO)- Tôi sinh hoạt cùng anh chị em văn nghệ sĩ ở Gia Lai-Kon Tum từ những năm cuối thập niên tám mươi của thế kỷ trước. Khi ấy, phong trào nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gian (Folklore) đang rộ lên. Tôi tự cảm thấy đây là lĩnh vực cũng cần tìm hiểu và có trách nhiệm với nơi mình đang sống.
Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

(GLO)- Lễ cúng rụng rốn (Et tuh klok) là nghi lễ đầu tiên trong vòng đời của mỗi người Bahnar. Không chỉ là cúng tạ ơn, mong muốn các thần linh che chở, bảo vệ đứa trẻ khỏe mạnh, mà lễ cúng còn là sự xác nhận đứa bé chính thức trở thành thành viên trong gia đình, dòng tộc và cộng đồng.
Ché quý của người Jrai

Ché quý của người Jrai

(GLO)- Người Jrai ở Krông Pa (tỉnh Gia Lai) còn lưu giữ nhiều loại ché (ghè) rất giá trị. Bước vào một ngôi nhà dài, quan sát vị trí, số lượng các loại ché, chúng ta có thể đánh giá mức độ giàu có của chủ nhân.
Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

(GLO)- Bằng tình yêu và niềm tự hào về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Ak (80 tuổi, làng Chuét 2, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) đã dành trọn cuộc đời để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, đan lát và chế tác nhạc cụ dân tộc với mong muốn lưu giữ cho thế hệ mai sau.
Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.