Gia Lai: Nhiều hoạt động tôn vinh "Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhân kỷ niệm 15 năm ngày "Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên" được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (25/11/2005-25/11/2020), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức chuỗi các hoạt động chào mừng.

Ảnh: Hoàng Ngọc
Nhiều hoạt động tôn vinh “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” nhân 15 năm được UNESCO vinh danh.  Ảnh: Hoàng Ngọc

Các hoạt động diễn ra trong 3 ngày (từ 20 đến 22-11) gồm 3 nội dung chính: lễ khai mạc và biểu diễn cồng chiêng đường phố diễn ra tại khu vực Quảng trường Đại Đoàn Kết, đường Anh Hùng Núp và đường Lê Lợi (TP. Pleiku); chương trình kích cầu du lịch tỉnh Gia Lai; triển lãm ảnh “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” tại khu vực đường Anh Hùng Núp và Quảng trường Đại Đoàn Kết.

Trong đó, chương trình kích cầu du lịch gồm: tổ chức cho các doanh nghiệp lữ hành trong và ngoài tỉnh khảo sát một số điểm du lịch của tỉnh như danh thắng Biển Hồ, Biển Hồ chè, hàng thông cổ thụ trăm tuổi, chùa Bửu Minh, thác Phú Cường, Học viện Bóng đá Hoàng Anh Gia Lai JMG; tổ chức hội nghị giới thiệu sản phẩm kích cầu du lịch tỉnh Gia Lai; tham gia Lễ hội dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya.

HOÀNG NGỌC

Có thể bạn quan tâm

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.