Viên kim cương trắng siêu hiếm bán đấu giá với giá hời

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một viên kim cương trắng 102 carat siêu quý hiếm đã được bán đấu giá với giá 15,7 triệu USD vào ngày 5.10.

Viên kim cương trắng 102 carat được bán đấu giá 15,7 triệu USD. Ảnh: AFP
Viên kim cương trắng 102 carat được bán đấu giá 15,7 triệu USD. Ảnh: AFP



BBC cho biết, cuộc đấu giá được tổ chức trực tuyến bởi hãng Sotheby's ở Hong Kong (Trung Quốc) do đại dịch COVID-19.

Viên kim cương được cắt từ viên đá thô nặng 271 carat, phát hiện tại một mỏ ở Canada vào năm 2018. Chỉ có 7 viên kim cương khác lớn hơn 100 carat và có chất lượng tương tự đã được sử dụng trên toàn thế giới.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử một viên kim cương được bán đấu giá theo cách này. Hãng Sotheby's mô tả viên kim cương này "hoàn mỹ" và "khó có thể phóng đại độ quý hiếm và vẻ đẹp của nó".

Tobias Kormind, giám đốc điều hành của cửa hàng kim hoàn trực tuyến 77 Diamonds, cho biết người mua đã "bỏ túi một món hời". Ông Kornibd giải thích, do không có giá khởi điểm, ai đưa ra mức giá cao nhất thì sẽ sở hữu được nó.

Năm 2017, một chiếc vòng cổ đính viên kim cương 163 carat đã được bán với giá 33,7 triệu USD tại một sự kiện ở Geneva. Viên kim cương được cắt từ viên đá thô nặng 404 carat ở Angola, được cho là viên kim cương lớn nhất từng được đưa ra đấu giá. Danh tính của người mua không được tiết lộ.

Cùng năm đó, một viên kim cương hồng quý hiếm nặng chưa được 19 carat đã được bán đấu giá 71,2 triệu USD. Theo người đứng đầu của hãng Christie's, mức giá khoảng 2,6 triệu USD/carat đã đánh dấu kỷ lục thế giới cho một viên kim cương hồng.

Canada - một trong những nhà sản xuất kim cương lớn trên thế giới - không còn xa lạ với những viên đá quý lớn, mặc dù việc khai thác đá quy mô lớn chỉ bắt đầu ở đó vào những năm 1990.

2 năm trước, Công ty khai thác kim cương Dominion công bố tìm được một loại đá quý màu vàng 552 carat, một kỷ lục tại Bắc Mỹ. Viên kim cương Foxfire 1887,7 carat 2 tỉ năm tuổi giữ kỷ lục trước đó đã được tìm thấy vào năm 2015 cũng tại mỏ này.

 

https://laodong.vn/the-gioi/vien-kim-cuong-trang-sieu-hiem-ban-dau-gia-voi-gia-hoi-842244.ldo

Theo HỒNG HẠNH (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.