Độc đáo nhà gỗ trăm cột, trăm tuổi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dù đã một thế kỷ trôi qua, ngôi nhà gỗ trăm cột ở Đồng Tháp vẫn sừng sững, cổ kính với thời gian.
 

Ngôi nhà cổ trăm cột tọa lạc tại ấp Tây (xã Tân Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp) do cụ Lê Minh Tồn (78 tuổi) chăm lo, giữ gìn.
Ngôi nhà cổ trăm cột tọa lạc tại ấp Tây (xã Tân Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp) do cụ Lê Minh Tồn (78 tuổi) chăm lo, giữ gìn.
Từ phía xa, ngôi nhà với lối kiến trúc độc đáo, cổ kính, nằm khuất sau những rặng cây xanh mát.
Từ phía xa, ngôi nhà với lối kiến trúc độc đáo, cổ kính, nằm khuất sau những rặng cây xanh mát.
 Cụ Tồn là cháu đời thứ tư của cụ Lê Văn Nhẫn (Cả Nhẫn) - người xây cất ngôi nhà này. Ngôi nhà độc đáo trên có 6 thế hệ đã từng ở.
Cụ Tồn là cháu đời thứ tư của cụ Lê Văn Nhẫn (Cả Nhẫn) - người xây cất ngôi nhà này. Ngôi nhà độc đáo trên có 6 thế hệ đã từng ở.
 Ngôi nhà một nhóm thợ đến từ làng nghề chạm khắc mộc nổi tiếng ở Huế xây dựng và trang trí. Để hoàn thiện công trình, nhóm thợ đã bỏ ra 3 năm ròng rã.
Ngôi nhà một nhóm thợ đến từ làng nghề chạm khắc mộc nổi tiếng ở Huế xây dựng và trang trí. Để hoàn thiện công trình, nhóm thợ đã bỏ ra 3 năm ròng rã.
Kiểu nhà trăm cột này vẫn được dân gian gọi là nhà chữ đinh trăm cột, vì có 100 cây cột đỡ mái ngói. Mặt chính nhà quay về hướng đông bắc, mái lợp ngói âm dương.
Kiểu nhà trăm cột này vẫn được dân gian gọi là nhà chữ đinh trăm cột, vì có 100 cây cột đỡ mái ngói. Mặt chính nhà quay về hướng đông bắc, mái lợp ngói âm dương.
 7 Bộ khung nhà được kết cấu rất vững chãi, các cột làm bằng gỗ căm xe nên rất chắc chắn. Từng cột được xếp thành hàng dài song song theo chiều dọc và chiều ngang đứng chịu lực, ráp nối khít với thân kèo, đòn tay.
Bộ khung nhà được kết cấu rất vững chãi, các cột làm bằng gỗ căm xe nên rất chắc chắn. Từng cột được xếp thành hàng dài song song theo chiều dọc và chiều ngang đứng chịu lực, ráp nối khít với thân kèo, đòn tay.
Từ cột nhà đến các đồ dùng như bàn ghế, giường, tủ, phản... đều được chạm khắc tỉ mỉ, công phu.
Từ cột nhà đến các đồ dùng như bàn ghế, giường, tủ, phản... đều được chạm khắc tỉ mỉ, công phu.
Không gian mặt tiền phía trong ngôi nhà là nơi trang trọng nhất. Ở đây, chủ nhà sắp đặt, trang hoàng trang nghiêm, sang trọng kết hợp hài hòa giữa việc sắp xếp, bài trí nơi thờ phụng, bộ 4 ghế được khảm xà cừ đẹp mắt, tranh liễn, đèn trang trí...
Không gian mặt tiền phía trong ngôi nhà là nơi trang trọng nhất. Ở đây, chủ nhà sắp đặt, trang hoàng trang nghiêm, sang trọng kết hợp hài hòa giữa việc sắp xếp, bài trí nơi thờ phụng, bộ 4 ghế được khảm xà cừ đẹp mắt, tranh liễn, đèn trang trí...
 “Để tính số lượng cột cũng rất dễ, chỉ cần đếm số cột ngang 10 cột, chiều dài vô 10 cột rồi cứ thế nhân lên là ra 100 cột. Nhưng do thời gian những hàng cột nhỏ chịu nắng mưa, xuống cấp. Một phần cột cũng bị dỡ bỏ vì khá rườm rà ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của gia đình. Vì vậy, căn nhà hiện chỉ còn 80 cột” - cụ Tồn chia sẻ.
“Để tính số lượng cột cũng rất dễ, chỉ cần đếm số cột ngang 10 cột, chiều dài vô 10 cột rồi cứ thế nhân lên là ra 100 cột. Nhưng do thời gian những hàng cột nhỏ chịu nắng mưa, xuống cấp. Một phần cột cũng bị dỡ bỏ vì khá rườm rà ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của gia đình. Vì vậy, căn nhà hiện chỉ còn 80 cột” - cụ Tồn chia sẻ.

https://dulich.laodong.vn/diem-den/doc-dao-nha-go-tram-cot-tram-tuoi-842078.html

 

Theo NGUYỄN TRI (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

(GLO)- Tôi sinh hoạt cùng anh chị em văn nghệ sĩ ở Gia Lai-Kon Tum từ những năm cuối thập niên tám mươi của thế kỷ trước. Khi ấy, phong trào nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gian (Folklore) đang rộ lên. Tôi tự cảm thấy đây là lĩnh vực cũng cần tìm hiểu và có trách nhiệm với nơi mình đang sống.
Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

(GLO)- Lễ cúng rụng rốn (Et tuh klok) là nghi lễ đầu tiên trong vòng đời của mỗi người Bahnar. Không chỉ là cúng tạ ơn, mong muốn các thần linh che chở, bảo vệ đứa trẻ khỏe mạnh, mà lễ cúng còn là sự xác nhận đứa bé chính thức trở thành thành viên trong gia đình, dòng tộc và cộng đồng.
Ché quý của người Jrai

Ché quý của người Jrai

(GLO)- Người Jrai ở Krông Pa (tỉnh Gia Lai) còn lưu giữ nhiều loại ché (ghè) rất giá trị. Bước vào một ngôi nhà dài, quan sát vị trí, số lượng các loại ché, chúng ta có thể đánh giá mức độ giàu có của chủ nhân.
Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

(GLO)- Bằng tình yêu và niềm tự hào về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Ak (80 tuổi, làng Chuét 2, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) đã dành trọn cuộc đời để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, đan lát và chế tác nhạc cụ dân tộc với mong muốn lưu giữ cho thế hệ mai sau.
Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.