Kbang: Truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) hiện có 16 đội cồng chiêng thanh-thiếu niên với khoảng 600 thành viên. Việc quan tâm truyền dạy và duy trì các đội cồng chiêng là cơ sở để bảo tồn và phát huy hơn nữa di sản văn hóa độc đáo này. 
Theo bà Trần Thị Bích Ngọc-cán bộ văn hóa xã Kông Lơng Khơng, nhờ sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nói chung, văn hóa cồng chiêng nói riêng được chú trọng đúng mức. Vào các ngày lễ, Tết, xã đều tổ chức giao lưu văn hóa, văn nghệ gắn với biểu diễn cồng chiêng; tổ chức liên hoan cồng chiêng. Vào dịp hè, xã cử 6 nghệ nhân truyền dạy cồng chiêng cho thanh-thiếu niên.
“Hiện nay, trên địa bàn xã có 7 đội cồng chiêng thanh-thiếu niên. Bằng sự nhiệt tình và trách nhiệm, các nghệ nhân đã dạy cho nhiều thanh-thiếu niên biết diễn tấu cồng chiêng”-bà Ngọc nói. 
Em Đinh Văn Jun (17 tuổi, làng Bờ-Chư Pâu, xã Kông Lơng Khơng) tham gia đội cồng chiêng đã hơn 4 năm. Đến nay, Jun đã diễn tấu thành thạo nhiều bài cồng chiêng dùng trong lễ bỏ mả, cúng mừng lúa mới, mừng nhà rông mới…
Jun chia sẻ: “Dưới sự chỉ bảo tận tình của các nghệ nhân, em đã biết đánh cồng chiêng và hiểu hơn về tầm quan trọng của cồng chiêng trong đời sống văn hóa tinh thần. Từ đó, em càng có động lực để học đánh cồng chiêng nhiều hơn nữa, góp phần phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình”. 
Thiếu niên làng Bờ-Chư Pâu được nghệ nhân trong làng tận tình hường dẫn cách đánh cồng chiêng. Ảnh: Ngọc Minh
Thiếu niên làng Bờ-Chư Pâu (xẫ Kông Lơng Khơng, huyện Kbang) được nghệ nhân trong làng tận tình hường dẫn cách đánh cồng chiêng. Ảnh: Ngọc Minh
Tại xã Tơ Tung, nhiều thanh-thiếu niên cũng được truyền dạy nghệ thuật cồng chiêng rồi tích cực tham gia các đội cồng chiêng. Em Đinh Quynh (11 tuổi, làng Leng) hào hứng nói: “Hơn 3 năm trước, em và một số bạn được các nghệ nhân truyền dạy kỹ thuật đánh cồng chiêng. Dưới sự dìu dắt của các nghệ nhân, đội cồng chiêng “nhí” của làng nhiều lần được chọn tham gia biểu diễn tại các sự kiện giao lưu văn hóa-văn nghệ do xã, huyện, tỉnh tổ chức”.
Hơn 10 năm gắn bó với việc truyền dạy cồng chiêng cho thanh-thiếu niên làng Leng, nghệ nhân Đinh Jam cho hay: “Tôi truyền dạy kiến thức, kỹ năng trình diễn cồng chiêng cho mấy cháu nhỏ để sau này chúng tiếp nối truyền thống cha ông, lưu giữ bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc mình”. Những năm gần đây, nghệ nhân Đinh Jam còn được huyện Kbang mời tham gia truyền dạy nghệ thuật cồng chiêng, chỉnh chiêng cho hàng trăm lượt học viên tại các xã, thị trấn trên địa bàn. 
Nghệ nhân Đinh Jam (làng Leng, xã Tơ Tung, huyện Kbang) hướng dẫn kỹ thuật đánh cồng chiêng cho thiếu nhi. Ảnh: Ngọc Minh
Nghệ nhân Đinh Jam (làng Leng, xã Tơ Tung, huyện Kbang) hướng dẫn kỹ thuật đánh cồng chiêng cho thiếu nhi. Ảnh: Ngọc Minh
Ngoài các thôn, làng, một số trường học ở Kbang cũng thành lập đội cồng chiêng nhằm góp phần gìn giữ, phát huy di sản văn hóa này. Thầy Nguyễn Việt Quốc-Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Krong-cho hay: Năm 2015, nhà trường thành lập đội cồng chiêng với sự tham gia của hơn 30 học sinh từ lớp 6 đến lớp 9. Vào dịp hè, nhà trường mời các nghệ nhân đến truyền dạy, hướng dẫn học sinh cách đánh cồng chiêng, múa xoang.
“Từ ngày có đội cồng chiêng, phong trào văn hóa-văn nghệ của trường sôi nổi hơn, tạo sân chơi bổ ích để các em có cơ hội giao lưu, học tập”-thầy Quốc chia sẻ. 
Ông Nguyễn Văn Dũng-Phó Chủ tịch UBND huyện Kbang-cho biết: Từ năm 2016 đến nay, UBND huyện đã xuất ngân sách trên 764 triệu đồng để hỗ trợ các xã, thị trấn xây dựng đội cồng chiêng, mua sắm cồng chiêng, tổ chức các lớp truyền dạy.
“Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa cồng chiêng. Do đó, UBND huyện sẽ chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với các xã, thị trấn mở thêm nhiều lớp tương tự, nhân rộng mô hình đội cồng chiêng “nhí” ở các thôn, làng, nhất là các xã phía Bắc; tăng cường tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân nâng cao ý thức bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị Không gian văn hóa cồng chiêng”-Phó Chủ tịch UBND huyện Kbang thông tin thêm.
NGỌC MINH

Có thể bạn quan tâm

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.