Mùa Vu lan online...

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một mùa Vu lan đặc biệt đang đến, khi khắp nơi trên cả nước lần đầu tiên những khóa lễ Vu lan trực tuyến (online) được mở ra.
 Những bông hoa cài áo trong mùa Vu lan báo hiếu cha mẹ - Ảnh: DUYÊN PHAN
Những bông hoa cài áo trong mùa Vu lan báo hiếu cha mẹ - Ảnh: DUYÊN PHAN
Năm nay tình hình dịch bệnh COVID-19 còn phức tạp ở một số địa phương, vì vậy Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã ra văn bản yêu cầu ban trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh, thành phố tùy tình hình thực tế ở địa phương mình mà có hình thức tổ chức lễ Vu lan phù hợp.

“Lòng thành ở cái tâm của mình biết dừng lại công việc bề bộn để báo ân cha mẹ, tổ tiên, dành những khoảnh khắc thanh tịnh nhất để tưởng nhớ, cầu nguyện cho cửu huyền thất tổ.
Thượng tọa Thích Đức Thiện
Chỉ lo thiếu lòng thành
Tinh thần chung là giáo hội khuyến cáo các địa phương nên tổ chức các lễ Vu lan trực tuyến.
Đến nay một số địa phương đã bắt đầu làm các lễ Vu lan trực tuyến. Sáng 20-8, chùa Bằng (Hà Nội) đã tổ chức lễ trực tuyến đầu tiên, tiếp đó là một số chùa ở các tỉnh cũng tiếp tục thực hiện. 
Chùa Hòa Phúc ở Hà Nội đưa chương trình lễ Vu lan lên fanpage, trang web của chùa để mọi người vào đăng ký cầu siêu cho cửu huyền thất tổ.
Trước việc một số người nghi ngại làm lễ trực tuyến sẽ không bày tỏ được lòng thành, thượng tọa Thích Đức Thiện - phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam - giải thích lòng thành kính là ở tâm mình tưởng nhớ tri ân tới cửu huyền thất tổ, chứ không phải ở chỗ sắm sửa mâm cao cỗ đầy mang lên chùa.
Theo thượng tọa, Vu lan là thời điểm ta nhớ về công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ mình bằng những việc làm thiết thực nhất. Ai còn cha mẹ thì hãy dành tình cảm yêu thương, chăm sóc cha mẹ. 
Với ai mà cha mẹ đã quá vãng cũng phải dành phút giây tưởng niệm của mình, hồi hướng công đức của mình cho tổ tiên, ông bà bằng hành động thực tế.
Nặng nề vật cúng, ào ạt phóng sinh đều sai tinh thần nhà Phật
Về chuyện lễ vật và thành tâm, thượng tọa Thích Đức Thiện nhắc mọi người Phật pháp là ở cái tâm chứ không phải lễ lớn lễ nhỏ. Với việc phóng sinh mang nhiều biến tướng, thượng tọa cũng giảng giải: phóng sinh là hành động bày tỏ lòng từ bi bằng việc cứu giúp sinh mạng của các sinh vật. 
Đây cũng là thực hành một trong năm giới của Phật giáo, xem sinh mạng của các loài vật hữu tình hay vô tình đều quý giá, cần bảo vệ.
Hiện nay một số pháp hội phóng sinh với số lượng rất lớn. Nếu phóng sinh với số lượng lớn mà tâm không thể hiện trọn lòng từ của mình thì cũng không có ý nghĩa nhiều. Giáo hội mong từ mùa Vu lan này, việc phóng sinh sẽ được người dân thực hiện thực chất và có ý nghĩa hơn.

Đại lễ Vu lan ở 3 điểm cầu
Vào 20h ngày 1-9 (14 tháng 7 âm lịch), ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ tổ chức một chương trình Vu lan trực tuyến trên Truyền hình An Viên và các kênh truyền thông khác của giáo hội. Đó sẽ là đại lễ Vu lan ba miền với ba điểm cầu: chùa Bái Đính (Ninh Bình), chùa Giác Ngộ (TP.HCM) và nghĩa trang A1, tỉnh Điện Biên.
Theo THIÊN ĐIỂU (TTO)
“Lòng thành ở cái tâm của mình biết dừng lại công việc bề bộn để báo ân cha mẹ, tổ tiên, dành những khoảnh khắc thanh tịnh nhất để tưởng nhớ, cầu nguyện cho cửu huyền thất tổ.
Thượng tọa Thích Đức Thiện

Có thể bạn quan tâm

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.