Xây sân bay, đào được 60 "quái thú" niêm phong dưới thành phố

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Lớp bùn sâu của một hồ nước cổ đại tọa lạc phía Bắc thành phố Mexico ngày nay đã thành ngôi mộ không lối thoát cho 60 "quái thú" khổng lồ kỷ băng hà.

 

Viện Nhân chủng học và Lịch sử Quốc gia Mexico (INAH) đã công bố phát hiện đáng kinh ngạc về một "nghĩa địa ma mút" to lớn được phát hiện ở khu vực phía Bắc thành phố Mexico - thủ phủ của quốc gia Nam Mỹ này.

Địa điểm phát hiện là một căn cứ không quân cũ, hiện đã bỏ hoang mang tên Santa Lucia. Theo các nhà khảo cổ, địa điểm này hàng chục ngàn năm trước là một hồ nước cổ đại rộng lớn mang tên Xaltocan, đã biến mất theo các thay đổi địa hình tự nhiên.


 

Một nhà khảo cổ đang làm việc tại hiện trường khai quật - ảnh: AP
Một nhà khảo cổ đang làm việc tại hiện trường khai quật - ảnh: AP



Số xương ma mút được khai quật nhiều đến kinh hoàng, ước tính có khoảng 60 con, không hiểu vì lý do gì đã cùng gục chết nơi đây. Theo tiến sĩ Pedro Sánchez Nava, thành viên nhóm khảo cổ, rất có thể những "quái thú" kỷ băng hà này đã mắc kẹt trong bùn và bị chôn sống, hoặc bị săn đuổi bởi các động vật khác, bao gồm con người.

Những vết tích cổ xưa cho thấy có 2 chiếc hố trong khu hồ cổ đại này là nhân tạo, tức được người cổ đại dựng lên. Các nhà khoa học tin rằng đó là những chiếc bẫy dành cho loài "quái thú" khổng lồ này. Và cũng vì ma mút vốn là sinh vật mạnh mẽ và có kích thước lớn so với các sinh vật cùng thời, giả thuyết vững vàng nhất vẫn là chúng bị con người – đủ thông minh và có kỹ năng săn bắt - dồn xuống khu vực bùn lầy này, mắc kẹt và chết. Sau đó, chúng đã bị lấy thịt, riêng bộ xương dần bị "niêm phong" trong bùn cổ đại.

Hiện chưa rõ số tuổi đời của đàn "quái thú" khổng lồ này, nhưng chúng phải ít nhất 10.000 tuổi. 10.000 năm về trước, loài ma mút đã sụt giảm nghiêm trọng rồi tuyệt chủng, nguyên nhân chính là do sự săn bắt của con người. Nguyên nhân lớn thứ hai là số lượng cá thể ít ỏi còn lại cũng dẫn đến tình trạng giao phối cận huyết, gây thoái hóa giống loài.

Đàn ma mút được phát hiện bất ngờ khi người ta đang cải tạo khu căn cứ quân sự cũ để xây một sân bay. Hiện công trình đang bị tạm dừng để phục vụ công tác khai quật những bộ hài cốt "quái thú" quý giá này.

Theo A. Thư (NLĐO, AP, Fox News)

Có thể bạn quan tâm

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

(GLO)- Tôi sinh hoạt cùng anh chị em văn nghệ sĩ ở Gia Lai-Kon Tum từ những năm cuối thập niên tám mươi của thế kỷ trước. Khi ấy, phong trào nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gian (Folklore) đang rộ lên. Tôi tự cảm thấy đây là lĩnh vực cũng cần tìm hiểu và có trách nhiệm với nơi mình đang sống.
Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

(GLO)- Lễ cúng rụng rốn (Et tuh klok) là nghi lễ đầu tiên trong vòng đời của mỗi người Bahnar. Không chỉ là cúng tạ ơn, mong muốn các thần linh che chở, bảo vệ đứa trẻ khỏe mạnh, mà lễ cúng còn là sự xác nhận đứa bé chính thức trở thành thành viên trong gia đình, dòng tộc và cộng đồng.
Ché quý của người Jrai

Ché quý của người Jrai

(GLO)- Người Jrai ở Krông Pa (tỉnh Gia Lai) còn lưu giữ nhiều loại ché (ghè) rất giá trị. Bước vào một ngôi nhà dài, quan sát vị trí, số lượng các loại ché, chúng ta có thể đánh giá mức độ giàu có của chủ nhân.
Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

(GLO)- Bằng tình yêu và niềm tự hào về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Ak (80 tuổi, làng Chuét 2, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) đã dành trọn cuộc đời để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, đan lát và chế tác nhạc cụ dân tộc với mong muốn lưu giữ cho thế hệ mai sau.
Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.