Lập hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích ấp Tây Sơn Nhì-Cửu An

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ủy ban nhân dân thị xã An Khê (Gia Lai) vừa có quyết định phê duyệt dự toán và kế hoạch lựa chọn nhà thầu, tư vấn lập hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích cấp tỉnh “Quần thể di tích lịch sử-văn hóa ấp Tây Sơn Nhì-Cửu An” với tổng kinh phí trên 264 triệu đồng.

 

Miếu An Điền Nam (xã Cửu An, thị xã An Khê) nằm trong Quần thể di tích lịch sử-văn hóa ấp Tây Sơn Nhì-Cửu An. Ảnh: Ngọc Minh
Miếu An Điền Nam (xã Cửu An, thị xã An Khê) nằm trong Quần thể di tích lịch sử-văn hóa ấp Tây Sơn Nhì-Cửu An. Ảnh: Ngọc Minh

Quần thể di tích lịch sử-văn hóa ấp Tây Sơn Nhì-Cửu An gồm 15 điểm di tích phi kiến trúc và 6 di tích vật thể kiến trúc gắn với phong trào Tây Sơn thời kỳ chuẩn bị lực lượn g tại Tây Sơn Thượng đạo từ nửa cuối thế kỷ XVIII. 15 điểm di tích phi kiến trúc đều thuộc địa bàn xã Cửu An gồm: Gò Gieo, Gò Cà, Gò Dưa, Gò Đám Bí, Trường Đẫm, Sân Voi, Sân Trâu, Gò Đồn, Vườn Lính, Rừng Bắn, Gò Trại Trong, Gò Trại Ngoài, Mễ Kho, Chợ Phiên, Trạm Gò. 6 di tích vật thể kiến trúc gồm: đình Cửu An, dinh Bà, miếu An Điền Nam (xã Cửu An), miếu An Phước, miếu An Bình (phường An Phước) và miếu An Thạch (xã Xuân An). Những đình, miếu này được hình thành từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, là nơi người dân địa phương hội họp, cúng tế vào mỗi dịp lễ, Tết.

Ngọc Minh

Có thể bạn quan tâm

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.