Lại phát lộ 13 cọc nghi liên quan chiến thắng Bạch Đằng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sở VH-TT Hải Phòng vừa gửi tờ trình xin cấp phép khai quật khẩn 13 cọc gỗ phát hiện nghi liên quan tới trận chiến Bạch Đằng năm 1288.



Cụ thể trong văn bản gửi UBND TP Hải Phòng ngày 18/2, Sở Văn hóa- thể thao Hải Phòng cho biết, gia đình ông Đào Văn Đến (thôn 11, xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên) phát hiện 13 cọc gỗ dưới đáy ao sau khi bơm nước để thu hoạch cá.
 

Khu vực phát hiện bãi cọc mới tại ngã ba sông Kinh Thầy, sông Đá Vách và sông Đá Bạc và đang là ao nuôi cá của gia đình ông Đào Văn Đến. (Ảnh: TNMT)
Khu vực phát hiện bãi cọc mới tại ngã ba sông Kinh Thầy, sông Đá Vách và sông Đá Bạc và đang là ao nuôi cá của gia đình ông Đào Văn Đến. (Ảnh: TNMT)



Ngay sau đó, ngày 12/2 các chuyên gia, nhà nghiên cứu thuộc Viện Khảo cổ học Việt Nam nhanh chóng tổ chức khảo sát, khu vực phát hiện cọc gỗ nằm ở ngã ba sông Kinh Thầy, sông Đá Vách và sông Đá Bạc và đang là ao nuôi cá của gia đình ông Đào Văn Đến.

Kết quả cho thấy một số cọc tại đây đã có dấu hiệu bị hủy hoại như các đầu cọc bị chặt bằng, một số cọc nằm trong bờ kè đá bờ ao của gia đình ông Đến. Đặc biệt, gia đình ông Đến cũng đang hút bùn, cải tạo mặt đáy ao để nuôi cá.

Các nhà nghiên cứu ban đầu đánh giá bãi cọc (tạm gọi là Đầm Thượng) mới phát hiện có ý nghĩa rất lớn trong việc nghiên cứu chiến trận Bạch Đằng năm 1288.

Vì vậy, Viện Khảo cổ học Việt Nam và Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng đề nghị UBND TP Hải Phòng cần sớm vào cuộc, cấp phép khai quật khẩn cấp để bãi cọc này không bị hủy hoại.

Đây là bãi cọc thứ 2 được phát hiện ở huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng.

Ông Lê Văn Quý – Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao Hải Phòng cho biết, cơ quan này đang chờ ý kiến chấp thuận từ phía UBND TP Hải Phòng.  Sau khi có ý kiến chấp thuận, Viện khảo cổ học Việt Nam sẽ phối hợp các cơ quan chức năng của TP Hải Phòng và chính quyền địa phương tổ chức khai quật bãi cọc này.

Trước đó 3 tháng, người dân Thủy Nguyên cũng phát hiện hàng chục cọc gỗ có niên đại gần nghìn năm tuổi tại cánh đồng thôn Cao Quỳ, xã Liên Khê (Thủy Nguyên, Hải Phòng).

Theo TS Nguyễn Gia Đối - Quyền Viện trưởng Viện Khảo cổ học Việt Nam cho rằng, sự hiện diện của bãi cọc Cao Quỳ cùng kết quả giám định niên đại phóng xạ tuyệt đối khiến Viện tin tưởng bãi cọc liên quan chặt chẽ đến trận thắng quân Nguyên Mông lần 3 năm 1288.

Theo An An (baodatviet)

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.