Yêu cầu không phát ấn trái với nguồn gốc lịch sử của di tích, lễ hội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị các địa phương không để việc tổ chức dâng sao giải hạn biến tướng thành dịch vụ mang tính trục lợi.

 
 Hình ảnh tại lễ khai ấn Đền Trần năm 2019. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Hình ảnh tại lễ khai ấn Đền Trần năm 2019. (Ảnh: PV/Vietnam+)



Liên quan đến công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2020, bà Trịnh Thị Thủy, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết lãnh đạo Bộ đề nghị các địa phương ngăn chặn, xử lý nghiêm những vi phạm, đặc biệt là các hành vi lợi dụng di tích, lễ hội để trục lợi, kích động bạo lực; không tổ chức phát ấn không đúng với nguồn gốc lịch sử của di tích, lễ hội.

“Bên cạnh đó, một trong những vấn đề trọng tâm khác của công tác quản lý và tổ chức lễ hội là không để việc tổ chức dâng sao giải hạn biến tướng thành dịch vụ mang tính trục lợi,” bà Trịnh Thị Thủy nhấn mạnh.

Ngoài ra, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị các địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội, kiên quyết không để các hành vi chen lấn, tranh cướp lộc, hoạt động mê tín dị đoan, cờ bạc, ăn xin, dịch vụ đổi tiền lẻ hưởng chênh lệch diễn ra trong lễ hội.

Để mùa lễ hội 2020 diễn ra an toàn, theo hướng văn minh, các địa phương cần chỉ đạo ban quản lý di tích, ban tổ chức lễ hội bố trí lực lượng thu gom kịp thời các loại tiền lễ, tiền giọt dầu đặt không đúng nơi quy định; sử dụng tiền công đức công khai, minh bạch và đúng mục đích; không đưa hiện vật không có trong hồ sơ xếp hạng vào di tích, đảm bảo tính nguyên trạng của di tích theo đúng Luật Di sản Văn hoá.


 

 Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị người dân không đốt vàng mã. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị người dân không đốt vàng mã. (Ảnh: PV/Vietnam+)



Trước đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có Công văn số 016/CV- HĐTS về việc hướng dẫn tổ chức nghi lễ nguyện cầu bình an trong dịp Tết cổ truyền Xuân Canh Tý 2020.

Công văn do Hòa thượng Thích Thiện Nhơn-Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam ký nhấn mạnh lễ nguyện cầu bình an, mong muốn sức khỏe, hạnh phúc, an lạc trong dịp đầu Xuân năm mới là truyền thống văn hóa tâm linh của người Việt.

Việc các chùa tổ chức nghi lễ cầu quốc thái dân an, mong muốn đem lại bình an cho mọi người là việc làm có ý nghĩa nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội và đem lại sự lạc quan trong cuộc sống.

“Tuy nhiên để gìn giữ sự trong sáng của chính pháp, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam yêu cầu các chùa, cơ sở tự viện và tăng ni khi tổ chức, thực hành các nghi lễ cầu quốc thái dân an phải đảm bảo trang nghiêm, tiết kiệm, tránh mê tín dị đoan, không đốt vàng mã, tránh những nội dung nghi lễ không đúng chính pháp của Phật giáo, dễ bị xã hội hiểu lầm là lệch chuẩn tâm linh đồng thời phải cẩn trọng trong khâu tổ chức, tránh các yếu tố mang hình thức dịch vụ tâm linh

Đáng chú ý, tại văn bản này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam yêu cầu không dùng các thuật ngữ như “giải hạn,” “cắt giải oan gia trái chủ”….

Theo P. Mai (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

(GLO)- Tôi sinh hoạt cùng anh chị em văn nghệ sĩ ở Gia Lai-Kon Tum từ những năm cuối thập niên tám mươi của thế kỷ trước. Khi ấy, phong trào nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gian (Folklore) đang rộ lên. Tôi tự cảm thấy đây là lĩnh vực cũng cần tìm hiểu và có trách nhiệm với nơi mình đang sống.
Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

(GLO)- Lễ cúng rụng rốn (Et tuh klok) là nghi lễ đầu tiên trong vòng đời của mỗi người Bahnar. Không chỉ là cúng tạ ơn, mong muốn các thần linh che chở, bảo vệ đứa trẻ khỏe mạnh, mà lễ cúng còn là sự xác nhận đứa bé chính thức trở thành thành viên trong gia đình, dòng tộc và cộng đồng.
Ché quý của người Jrai

Ché quý của người Jrai

(GLO)- Người Jrai ở Krông Pa (tỉnh Gia Lai) còn lưu giữ nhiều loại ché (ghè) rất giá trị. Bước vào một ngôi nhà dài, quan sát vị trí, số lượng các loại ché, chúng ta có thể đánh giá mức độ giàu có của chủ nhân.
Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

(GLO)- Bằng tình yêu và niềm tự hào về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Ak (80 tuổi, làng Chuét 2, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) đã dành trọn cuộc đời để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, đan lát và chế tác nhạc cụ dân tộc với mong muốn lưu giữ cho thế hệ mai sau.
Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.