Gìn giữ giá trị văn hóa nghề gốm truyền thống làng cổ Bát Tràng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Làng gốm cổ Bát Tràng nằm ở tả ngạn sông Hồng (thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội), cách trung tâm thành phố hơn 10km về phía Đông Nam. Làng được hình thành cách đây hơn 500 năm, từ thời nhà Lý. Trải qua bao biến cố thăng trầm cùng thời gian nhưng cái tên Bát Tràng vẫn tồn tại và ngày càng phát triển cho đến tận bây giờ.

 

Sản phẩm gốm Bát Tràng từ trước tới nay đều được đánh giá cao về chất lượng, có nhiều kiểu dáng, mẫu mã và chủng loại như gốm gia dụng, đồ thờ tự, gốm mỹ thuật, gốm xây dựng và gốm trang trí... có mặt trên khắp mọi miền đất nước và các châu lục trên thế giới.

Làng gốm Bát Tràng không chỉ là nơi làm nên một thương hiệu sản phẩm mang tính quốc gia, góp phần gìn giữ giá trị văn hóa của Thủ đô mà còn là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng ở Hà Nội.


 

Những con ngõ nhỏ hun hút của làng cổ Bát Tràng, khiến cho du khách khi đến đây như đến một thế giới khác, trở về với quá khứ.
Những con ngõ nhỏ hun hút của làng cổ Bát Tràng, khiến cho du khách khi đến đây như đến một thế giới khác, trở về với quá khứ.
 
Hình ảnh tái hiện việc nung gốm Bát Tràng phía bên trong những chiếc lò bầu còn sót lại cho tới ngày nay. Du khách khi ghé qua nơi đây sẽ hiểu rõ hơn về cách thức làm ra một sản phẩm gốm trong những chiếc lò cổ được xây dựng từ những năm cuối thế kỉ XIX.
Hình ảnh tái hiện việc nung gốm Bát Tràng phía bên trong những chiếc lò bầu còn sót lại cho tới ngày nay. Du khách khi ghé qua nơi đây sẽ hiểu rõ hơn về cách thức làm ra một sản phẩm gốm trong những chiếc lò cổ được xây dựng từ những năm cuối thế kỉ XIX.
Công đoạn nặn, vuốt tạo hình sản phẩm luôn là một công đoạn khó nhất, được thực hiện từ những người thợ lành nghề với đôi tay khéo léo.
Công đoạn nặn, vuốt tạo hình sản phẩm luôn là một công đoạn khó nhất, được thực hiện từ những người thợ lành nghề với đôi tay khéo léo.
 Cách phơi than độc đáo trên những bức tường ở làng cổ Bát Tràng.
Cách phơi than độc đáo trên những bức tường ở làng cổ Bát Tràng.
Công đoạn tạo hoa văn cho sản phẩm gốm.
Công đoạn tạo hoa văn cho sản phẩm gốm.
Tồn tại với hơn 500 năm làm nghề gốm truyền thống, làng Bát Tràng vẫn còn lưu giữ được rất nhiều giá trị văn hóa. Theo thời gian đường làng ngõ xóm nơi đây cũng nhuốm màu xưa cũ với những bức tường và mái ngói rêu phong.
Tồn tại với hơn 500 năm làm nghề gốm truyền thống, làng Bát Tràng vẫn còn lưu giữ được rất nhiều giá trị văn hóa. Theo thời gian đường làng ngõ xóm nơi đây cũng nhuốm màu xưa cũ với những bức tường và mái ngói rêu phong.
Một gian hàng giới thiệu các sản phẩm gốm mỹ nghệ tại làng cổ Bát Tràng.
Một gian hàng giới thiệu các sản phẩm gốm mỹ nghệ tại làng cổ Bát Tràng.
Du khách khi tới Bát Tràng sẽ được trải nghiệm các hoạt động như vuốt, nặn vẽ tạo hình các sản phẩm gốm.
Du khách khi tới Bát Tràng sẽ được trải nghiệm các hoạt động như vuốt, nặn vẽ tạo hình các sản phẩm gốm.
Nằm bên bờ tả ngạn sông Hồng, làng cổ Bát Tràng là làng nghề truyền thống nổi tiếng và lâu đời nhất ở Việt Nam về các sản phẩm từ gốm sứ. Năm 1958, nhà nước thực hiện đào sông Bắc Hưng Hải - Đại thuỷ nông Bắc Hưng Hải làm thuỷ lợi tưới tiêu cho một vùng đồng ruộng rộng lớn của 3 tỉnh: Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, tạo ra thêm một con đường mới đi vào xã Bát Tràng bằng đường sông.
Nằm bên bờ tả ngạn sông Hồng, làng cổ Bát Tràng là làng nghề truyền thống nổi tiếng và lâu đời nhất ở Việt Nam về các sản phẩm từ gốm sứ. Năm 1958, nhà nước thực hiện đào sông Bắc Hưng Hải - Đại thuỷ nông Bắc Hưng Hải làm thuỷ lợi tưới tiêu cho một vùng đồng ruộng rộng lớn của 3 tỉnh: Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, tạo ra thêm một con đường mới đi vào xã Bát Tràng bằng đường sông.


Chùm ảnh: Trọng Đạt (TTXVN)
 

Có thể bạn quan tâm

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

(GLO)- Tôi sinh hoạt cùng anh chị em văn nghệ sĩ ở Gia Lai-Kon Tum từ những năm cuối thập niên tám mươi của thế kỷ trước. Khi ấy, phong trào nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gian (Folklore) đang rộ lên. Tôi tự cảm thấy đây là lĩnh vực cũng cần tìm hiểu và có trách nhiệm với nơi mình đang sống.
Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

(GLO)- Lễ cúng rụng rốn (Et tuh klok) là nghi lễ đầu tiên trong vòng đời của mỗi người Bahnar. Không chỉ là cúng tạ ơn, mong muốn các thần linh che chở, bảo vệ đứa trẻ khỏe mạnh, mà lễ cúng còn là sự xác nhận đứa bé chính thức trở thành thành viên trong gia đình, dòng tộc và cộng đồng.
Ché quý của người Jrai

Ché quý của người Jrai

(GLO)- Người Jrai ở Krông Pa (tỉnh Gia Lai) còn lưu giữ nhiều loại ché (ghè) rất giá trị. Bước vào một ngôi nhà dài, quan sát vị trí, số lượng các loại ché, chúng ta có thể đánh giá mức độ giàu có của chủ nhân.
Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

(GLO)- Bằng tình yêu và niềm tự hào về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Ak (80 tuổi, làng Chuét 2, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) đã dành trọn cuộc đời để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, đan lát và chế tác nhạc cụ dân tộc với mong muốn lưu giữ cho thế hệ mai sau.
Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.