Cánh đồng chum hơn 2.000 tuổi trở thành Di sản thế giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Di sản thế giới mới có hàng trăm chiếc chum với niên đại từ thời đại đồ sắt (năm 500 TCN - 500) nằm trên cao nguyên ở Bắc Lào.


 

Cánh đồng chum cổ nằm rải rác dọc cao nguyên Mương Phuôn tại tỉnh Xiêng Khoảng (Lào). 59 điểm tập trung khoảng 2.000 chiếc chum có niên đại từ 1.500 đến 2.000 năm.
Cánh đồng chum cổ nằm rải rác dọc cao nguyên Mương Phuôn tại tỉnh Xiêng Khoảng (Lào). 59 điểm tập trung khoảng 2.000 chiếc chum có niên đại từ 1.500 đến 2.000 năm.
Cánh đồng chum là một quần thể bao gồm 11 địa điểm riêng biệt, nơi tồn tại của nhiều chiếc chum đá cổ nằm trên địa bàn huyện Paek, Phaxay, Phoukoud và Kham của tỉnh Xiêng Khoảng.
Cánh đồng chum là một quần thể bao gồm 11 địa điểm riêng biệt, nơi tồn tại của nhiều chiếc chum đá cổ nằm trên địa bàn huyện Paek, Phaxay, Phoukoud và Kham của tỉnh Xiêng Khoảng.
Phần lớn các chum đều không có nắp, có hình dạng lớn nhỏ khác nhau. Miệng chum hình elip, vuông, tròn... không tuân theo quy luật nào.  Năm loại đá được sử dụng để làm chum bao gồm: Đá sa thạch, đá cuội, granite, đá vôi và đá dăm...
Phần lớn các chum đều không có nắp, có hình dạng lớn nhỏ khác nhau. Miệng chum hình elip, vuông, tròn... không tuân theo quy luật nào. Năm loại đá được sử dụng để làm chum bao gồm: Đá sa thạch, đá cuội, granite, đá vôi và đá dăm...
Chiếc chum to nhất có bán kính 2,5m cao 2,75m, nặng vài tấn. Người cổ đại tạo ra những chiếc chum với trình độ hiểu biết nhất định về vật liệu và phương pháp phù hợp. Nhiều khả năng họ sử dụng đục sắt để gọt đẽo, song chưa có bằng chứng xác nhận giả thuyết này.
Chiếc chum to nhất có bán kính 2,5m cao 2,75m, nặng vài tấn. Người cổ đại tạo ra những chiếc chum với trình độ hiểu biết nhất định về vật liệu và phương pháp phù hợp. Nhiều khả năng họ sử dụng đục sắt để gọt đẽo, song chưa có bằng chứng xác nhận giả thuyết này.
Các nhà khoa học biết rất ít về tác giả của cánh đồng chum khổng lồ. Bản thân những di tích này cũng không cung cấp nhiều gợi ý về xuất xứ hay mục đích sử dụng
Các nhà khoa học biết rất ít về tác giả của cánh đồng chum khổng lồ. Bản thân những di tích này cũng không cung cấp nhiều gợi ý về xuất xứ hay mục đích sử dụng
Theo truyền thuyết địa phương, những chiếc chum do người khổng lồ tạo ra vì vua của họ cần tìm nơi cất rượu gạo. Số rượu này được đưa đến để kỷ niệm chiến thắng của vua thiện Khun Jeuam chống lại vua ác Chao Angka. Một số nhà khoa học giữ ý kiến cho rằng, những chiếc chum được sử dụng để trữ nước mưa trong đợt gió mùa.
Theo truyền thuyết địa phương, những chiếc chum do người khổng lồ tạo ra vì vua của họ cần tìm nơi cất rượu gạo. Số rượu này được đưa đến để kỷ niệm chiến thắng của vua thiện Khun Jeuam chống lại vua ác Chao Angka. Một số nhà khoa học giữ ý kiến cho rằng, những chiếc chum được sử dụng để trữ nước mưa trong đợt gió mùa.
Phần lớn chuyên gia khảo cổ tin chúng là những bình đựng di cốt. Năm 1930, một chuyên gia từ Pháp kết luận rằng chum đá liên quan tới nghi thức an táng thời tiền sử. Cuộc khai quật của các nhà khảo cổ Lào và Nhật trong nhiều năm đã giúp củng cố giả thuyết này khi phát hiện nhiều hài cốt, đồ bồi táng và gốm sứ quanh những chiếc chum đá.
Phần lớn chuyên gia khảo cổ tin chúng là những bình đựng di cốt. Năm 1930, một chuyên gia từ Pháp kết luận rằng chum đá liên quan tới nghi thức an táng thời tiền sử. Cuộc khai quật của các nhà khảo cổ Lào và Nhật trong nhiều năm đã giúp củng cố giả thuyết này khi phát hiện nhiều hài cốt, đồ bồi táng và gốm sứ quanh những chiếc chum đá.
Ngày 14/5 vừa qua, Cánh đồng chum đã trở thành Di sản thế giới sau 20 năm chờ xét duyệt. Đây là di sản văn hóa thế giới thứ 3 của Lào được UNESCO (Uỷ ban Di sản Thế giới) công nhận. UNESCO dự kiến công bố chính thức sự kiện này tại kỳ họp thứ 43 diễn ra từ ngày 30/6 - 7/7 tại Azerbaijan.
Ngày 14/5 vừa qua, Cánh đồng chum đã trở thành Di sản thế giới sau 20 năm chờ xét duyệt. Đây là di sản văn hóa thế giới thứ 3 của Lào được UNESCO (Uỷ ban Di sản Thế giới) công nhận. UNESCO dự kiến công bố chính thức sự kiện này tại kỳ họp thứ 43 diễn ra từ ngày 30/6 - 7/7 tại Azerbaijan.


Ngọc Thành (VNE)

Có thể bạn quan tâm

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.