Đà Nẵng phát hiện súng thần công thời nhà Nguyễn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chiều 24-5, khẩu súng thần công có từ thời nhà Nguyễn được chuyển từ trụ sở Ban chỉ huy quân sự quận Liên Chiểu về đến Bảo tàng Đà Nẵng. 

Súng thần công còn nguyên vẹn
Súng thần công còn nguyên vẹn



Chiều 24-5, ông Huỳnh Đình Quốc Thiện - Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng cho biết, Bảo tàng vừa tiếp nhận một khẩu súng thần công do một đơn vị trong quá trình thi công bờ kè biển tại khu vực phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng phát hiện.

 

Một nhóm thi công kè biển Nam Ô phát hiện khẩu súng thần công còn nguyên vẹn
Một nhóm thi công kè biển Nam Ô phát hiện khẩu súng thần công còn nguyên vẹn



Theo nhận định ban đầu, khẩu súng thần công này được đúc bằng đồng của triều đình nhà Nguyễn được trang bị cho hệ thống phòng thủ ở Đà Nẵng.

 

 Họa tiết trên thân súng
Họa tiết trên thân súng



Khi được phát hiện, khẩu súng thần công còn nguyên vẹn với chiều dài 1,75m, đường kính đầu nòng 15cm, đường kính đuôi nòng 25cm, trọng lượng khoảng 200kg. Trên thân súng có hoa văn, quai chạm vảy rồng, có khắc chữ ở thanh trục quay.
 

Móc súng chạm rồng
Móc súng chạm rồng



Ông Huỳnh Đình Quốc Thiện cho biết, đây là hiện vật rất có giá trị về mặt lịch sử, góp phần khẳng định thêm về ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống liên quân Pháp – Tây Ban Nha của quân dân Đà Nẵng giai đoạn 1858 – 1860. Đồng thời, khẩu súng thần công này sẽ góp phần bổ sung để tôn thêmgiá trị lịch sử của bộ sưu tập súng thần công ở thành Điện Hải.

 

Trên tai súng thần công có khắc chữ tượng hình
Trên tai súng thần công có khắc chữ tượng hình



NGUYÊN KHÔI(sggp)

Có thể bạn quan tâm

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.