Bí ẩn về đồng xu một đôla may mắn của Singapore

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đồng xu một đô với thiết kế giống hình bát quái được coi là tiền may mắn, mang đến sự sung túc, hưng thịnh của quốc đảo Sư tử.

Đã hơn 30 năm kể từ khi Singapore hoàn tất hệ thống tàu điện ngầm MRT hiện đại, nhưng những giai thoại xoay quanh quá trình xây dựng đầy gian khó vẫn tồn tại. Trong đó, nhiều người tin rằng, đồng xu một đôla Singapore hình bát giác được phát hành dưới thời Thủ tướng Lý Quang Diệu, là bùa phong thủy giúp xóa bỏ vận xấu trong quá trình xây dựng tàu điện ngầm.

 
 Trạm tàu điện ngầm ở Singapore đón khoảng 2 triệu lượt di chuyển mỗi ngày. Ảnh: Strait Times.
Trạm tàu điện ngầm ở Singapore đón khoảng 2 triệu lượt di chuyển mỗi ngày. Ảnh: Strait Times.



Năm 1967, Chính phủ Singapore lên kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng quốc gia. Tuy nhiên, với diện tích nhỏ, Singapore không thể xây dựng thêm nhiều đường và hệ thống giao thông chỉ dựa vào xe buýt công cộng được dự đoán thất bại vào năm 1992.

Vì vậy, ý tưởng về hệ thống tàu điện ngầm ra đời vào 1967, khi Singapore mới chỉ bước sang năm thứ hai độc lập. Chi phí xây dựng MRT ước tính là 5 tỷ USD bị coi là tốn kém, có thể kéo lùi nền kinh tế của đất nước. Thậm chí, nhiều người tin rằng quá trình làm đường ngầm có thể phá vỡ long mạch và gây tổn hại vận khí quốc gia.

Năm 1982, mặc dù kế hoạch xây dựng hệ thống tàu điện ngầm được phê duyệt và triển khai, quá trình thi công vẫn gặp nhiều trắc trở.

Sự trùng hợp về đồng xu một đôla Singapore hình bát giác, giống hình bát quái theo phong thủy Trung Quốc được phát hành năm 1987, khiến nhiều người truyền nhau rằng, đó chính là bùa phong thủy. Trong khi, phần đầu tiên của hệ thống MRT đi vào hoạt động năm sau đó.


 

 Đồng một đôla Singapore thay đổi thiết kế theo thời gian. Ảnh: Worldofcoins.
Đồng một đôla Singapore thay đổi thiết kế theo thời gian. Ảnh: Worldofcoins.



Nhiều câu chuyện được thêu dệt xoay quanh đồng xu này. Trong đó, nổi tiếng nhất là câu chuyện về vị hòa thượng khuyên mỗi người dân trên hòn đảo này đều phải mang theo gương bát quái để hóa giải phong thủy.

Lúc này, phương án được đề xuất là phát hành đồng xu một đôla Singapore hình bát giác để dễ dàng thực hiện lời khuyên của hòa thượng. Tuy nhiên, Cố thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu khi còn sống đã phủ nhận những câu chuyện này.

Hiện xu một đôla Singapore vẫn được coi là đồng tiền may mắn, bùa hộ mệnh của người dân trên quốc đảo sư tử. Yếu tố phong thủy trong đồng tiền được tin là mang đến tài khí và sự hưng thịnh cho quốc gia. Khi tới thăm quốc đảo Singapore, du khách sẽ thấy những món quà lưu niệm là đồng tiền xu bát quái.

 

Lan Hương (Theo Culture Trip/VNE)

Có thể bạn quan tâm

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

(GLO)- Tôi sinh hoạt cùng anh chị em văn nghệ sĩ ở Gia Lai-Kon Tum từ những năm cuối thập niên tám mươi của thế kỷ trước. Khi ấy, phong trào nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gian (Folklore) đang rộ lên. Tôi tự cảm thấy đây là lĩnh vực cũng cần tìm hiểu và có trách nhiệm với nơi mình đang sống.
Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

(GLO)- Lễ cúng rụng rốn (Et tuh klok) là nghi lễ đầu tiên trong vòng đời của mỗi người Bahnar. Không chỉ là cúng tạ ơn, mong muốn các thần linh che chở, bảo vệ đứa trẻ khỏe mạnh, mà lễ cúng còn là sự xác nhận đứa bé chính thức trở thành thành viên trong gia đình, dòng tộc và cộng đồng.
Ché quý của người Jrai

Ché quý của người Jrai

(GLO)- Người Jrai ở Krông Pa (tỉnh Gia Lai) còn lưu giữ nhiều loại ché (ghè) rất giá trị. Bước vào một ngôi nhà dài, quan sát vị trí, số lượng các loại ché, chúng ta có thể đánh giá mức độ giàu có của chủ nhân.
Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

(GLO)- Bằng tình yêu và niềm tự hào về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Ak (80 tuổi, làng Chuét 2, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) đã dành trọn cuộc đời để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, đan lát và chế tác nhạc cụ dân tộc với mong muốn lưu giữ cho thế hệ mai sau.
Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.