Mua chiếc nhẫn cũ ở hội chợ 33 năm trước,bất ngờ bán được 22,4tỷ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một chiếc nhẫn cũ được mua với giá chỉ 10 bảng Anh (hơn 300 nghìn đồng) tại 1 hội chợ ở Anh, Debra Goddard không ngờ rằng đó lại là chiếc nhẫn có giá trị khủng - khoảng 740.000 bảng Anh (22,4 tỷ đồng).

 



Theo báo VTV, chị Debra Goddard, Vương Quốc Anh cách đây 33 năm đã mua một chiếc nhẫn thủy tinh tại 1 hội chợ với mức giá chỉ 10 bảng Anh (tương đương khoảng 300.000 đồng).

Sau khi mua chiếc nhẫn về, chị cũng không mấy bận tâm tới nó cho tới ngày mẹ chị bị lừa và nợ một khoản tiền lớn nên chị phải bán đi nhiều món đồ để trả nợ giúp mẹ. Lúc đó, Debra Goddard chỉ hy vọng chiếc nhẫn ngày nào có thể bán với giá khoảng 750 bảng Anh (hơn 22 triệu đồng) nhưng chẳng ngờ chiếc nhẫn thủy tinh ấy lại chính là kim cương thật nặng 26,27 cara, được định giá tới hơn 22 tỷ đồng.


 

Chiếc nhẫn cũ này thực chất là viên kim cương nặng 26,27 cara. Ảnh: The Sun
Chiếc nhẫn cũ này thực chất là viên kim cương nặng 26,27 cara. Ảnh: The Sun



Theo báo Dân Trí, chị Debra Goddard hào hứng kể lại rằng: “Khi tôi đem đến tiệm kim hoàn thì nhân viên suýt ngất và nói: Cô có biết đây là gì không? Đây là một viên kim cương. Tôi đã ngồi cả đêm nhìn cái nhẫn, tự hỏi mình phải làm gì đây”.

Chiếc nhẫn của Debra Goddard sau đó được bán đấu giá với giá 740.000 bảng Anh (22,4 tỷ đồng). Với số tiền thu được, Debra Goddard đã trở thành triệu phú.


 

Debra đổi đời sau 1 đêm nhờ chiếc nhẫn cũ. Ảnh: The Sun
Debra đổi đời sau 1 đêm nhờ chiếc nhẫn cũ. Ảnh: The Sun



Debra Goddard cũng nhận định cái nhẫn là món quà bù đắp cho những điều không may đã xảy đến với gia đình chị, nhất là khi trước đó mẹ chị bị lừa mất hết tiền bạc. Vì vậy, Debra Goddard đã đối đãi với mẹ mình hết sức tử tế sau khi đổi đời.

“Giờ mẹ tôi đã có những ngày nghỉ ở Barbados, gặp ca sĩ Tom Jones, nghe Celine Dion hát ở Vegas và mua một chiếc áo khoác lông thú. Tiền không quan trọng đối với tôi”, cô Debra Goddard vui vẻ chia sẻ.

Hiện tại, Debra Goddard đã thành lập một công ty trang sức cũ chuyên săn lùng những món hàng thanh lý. Ngoài ra, người phụ nữ may mắn cũng rất hào hứng viết một cuốn sách về hành trình đổi đời của mình.

Theo Viet Q/VIE

Có thể bạn quan tâm

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

(GLO)- Tôi sinh hoạt cùng anh chị em văn nghệ sĩ ở Gia Lai-Kon Tum từ những năm cuối thập niên tám mươi của thế kỷ trước. Khi ấy, phong trào nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gian (Folklore) đang rộ lên. Tôi tự cảm thấy đây là lĩnh vực cũng cần tìm hiểu và có trách nhiệm với nơi mình đang sống.
Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

(GLO)- Lễ cúng rụng rốn (Et tuh klok) là nghi lễ đầu tiên trong vòng đời của mỗi người Bahnar. Không chỉ là cúng tạ ơn, mong muốn các thần linh che chở, bảo vệ đứa trẻ khỏe mạnh, mà lễ cúng còn là sự xác nhận đứa bé chính thức trở thành thành viên trong gia đình, dòng tộc và cộng đồng.
Ché quý của người Jrai

Ché quý của người Jrai

(GLO)- Người Jrai ở Krông Pa (tỉnh Gia Lai) còn lưu giữ nhiều loại ché (ghè) rất giá trị. Bước vào một ngôi nhà dài, quan sát vị trí, số lượng các loại ché, chúng ta có thể đánh giá mức độ giàu có của chủ nhân.
Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

(GLO)- Bằng tình yêu và niềm tự hào về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Ak (80 tuổi, làng Chuét 2, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) đã dành trọn cuộc đời để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, đan lát và chế tác nhạc cụ dân tộc với mong muốn lưu giữ cho thế hệ mai sau.
Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.