Trưng bày tư liệu quý về Hoàng Sa - Trường Sa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Công chúng được tiếp cận kho tư liệu đồ sộ về chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

 Học sinh xem tư liệu trưng bày tại Trung tâm thi đấu thể thao huyện Hàm Tân.
Học sinh xem tư liệu trưng bày tại Trung tâm thi đấu thể thao huyện Hàm Tân.



Sáng 19/10, tại Nhà thi đấu thể thao huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận khai mạc Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu "Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử và pháp lý".

Cuộc triển lãm góp phần khơi dậy lòng yêu nước và quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương của người dân địa phương.

Trong không gian trưng bày rộng hơn 200 m2, công chúng địa phương được tiếp cận kho tư liệu đồ sộ về chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Đó là các văn bản do triều đình phong kiến Việt Nam ban hành từ thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 20, bộ sưu tập 95 bản đồ và 4 cuốn Atlas địa lý, bộ sưu tập 102 ấn phẩm xuất bản tại các nước phương Tây, cùng nhiều hình ảnh tư liệu về quẩn đảo Trường Sa, Hoàng Sa trong thời Pháp thuộc và Việt Nam Cộng hòa.

Đáng chú ý, có cả những tấm bản đồ Trung Quốc do phương Tây và Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc xuất bản, cho thấy Trung Quốc hoàn toàn không có chủ quyền đối với hai quần đảo này.

Ông Nguyễn Văn Mười (một bác sĩ ở địa phương) cho biết, trước đây không có điều kiện tiếp xúc với các tư liệu lịch sử nên hôm nay khi nghe có cuộc trưng bày, ông đã tranh thủ đến xem. Theo ông, đây là những hình ảnh tư liệu rất quý báu, giúp nhân dân Việt Nam hiểu và nhận thức rõ ràng Hoàng Sa – Trường Sa chính là của Việt Nam.


 

 Bác sĩ Nguyễn Văn Mười đến xem các tư liệu được trưng bày
Bác sĩ Nguyễn Văn Mười đến xem các tư liệu được trưng bày



Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ và nhân dân địa phương cảm thấy tự hào và nhận thức rõ hơn trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ Quốc. Ông Trịnh Văn Ba (xã Tân Đức, huyện Hàm Tân) bày tỏ: “Chủ quyền biển đảo Việt Nam, người dân Việt Nam sử dụng, không để một đất nước nào được xâm phạm, xâm chiếm. Người dân và Nhà nước Việt Nam quyết giữ vững chủ quyền của Việt Nam”.

Cuộc triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu Hoàng Sa và Trường Sa do Sở Thông tin - Truyền thông Bình Thuận và UBND huyện Hàm Tân phối hợp tổ chức kéo dài trong 4 ngày từ 19-22/10. Trước đó, Bình Thuận cũng tổ chức thành công các cuộc triển lãm tương tự tại: thành phố Phan Thiết, thị xã La Gi, huyện Tuy Phong, huyện Hàm Thuận Nam và huyện đảo Phú Quý.

Việt Quốc/VOV-TPHCM

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

(GLO)- Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 580/QĐ-BVHTTDL cho phép Bảo tàng tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) thăm dò, khai quật khảo cổ tại di tích An Phú (thôn 4, xã An Phú, TP. Pleiku).

Nối dài hành trình của tà áo dài

Nối dài hành trình của tà áo dài

(GLO)- Chương trình “Tặng áo dài-Trao yêu thương” do Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Gia Lai phát động khiến cho hàng ngàn chiếc áo dài được nối dài hành trình, tiếp tục viết nên những câu chuyện san sẻ đầy tình người.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.