Phát hiện hàng chục tượng thần 750 năm tuổi tại thành cổ Chan Chan, Peru

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các nhà khảo cổ học Peru vừa phát hiện ra 19 tác phẩm chạm khắc bằng gỗ có niên đại 750 tuổi tại miền Bắc nước này.
Các tác phẩm chạm khắc bằng gỗ có niên đại 750 năm tuổi được phát hiện tại Utzh An, thành cổ Chan Chan, ngoại ô thành phố Trujillo, Peru ngày 22/10/2018. Ảnh: AFP/TTXVN
Các tác phẩm chạm khắc bằng gỗ có niên đại 750 năm tuổi được phát hiện tại Utzh An, thành cổ Chan Chan, ngoại ô thành phố Trujillo, Peru ngày 22/10/2018. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu với báo giới ngày 22/10, Bộ trưởng Văn hóa Peru Patricia Balbuena cho biết các tác phẩm điêu khắc cổ nói là 19 tượng thần bằng gỗ có mặt nạ bằng đất sét và được tìm thấy tại một khu vực Utzh An trong thành cổ Chan Chan thuộc thời tiền Columbo. Bà nhấn mạnh đây là thành quả của các nhà khảo cổ, các nhà bảo tồn và các kỹ sư người Peru.
Cũng tại địa điểm khảo cổ nói trên, giới chức Peru công bố phát hiện một bức tường từ bùn đất sét được trang trí các họa tiết biển điêu khắc nổi và một sinh vật có hình thù giống loài mèo. 
Utzh An là một cụm di chỉ khảo cổ nằm tại bang La Libertad của Peru, và là một phần của Chan Chan, thành phố được xây dựng từ đất sét lớn nhất lục địa châu Mỹ, từng được xem là trung tâm của văn hóa Chimu, nền văn minh được phát triển tại vùng bờ biển miền Trung và miền Bắc Peru giữa các thế kỷ XII và XV. Nền văn minh này đã biến mất khi bị người Inca chinh phục vào khoảng năm 1470.
Chính phủ Peru đã dành hơn 2,4 triệu USD trong ngân sách để khôi phục lại Utzh An. Dự án phục hồi khu vực này đã bắt đầu từ tháng 6/2017 và dự kiến hoàn thành vào tháng 5/2020.
Lê Hiền (TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

(GLO)- Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 580/QĐ-BVHTTDL cho phép Bảo tàng tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) thăm dò, khai quật khảo cổ tại di tích An Phú (thôn 4, xã An Phú, TP. Pleiku).

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.