Tưởng là "đầu người", du khách vô tình tìm được bình cổ quý hiếm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong kỳ nghỉ tại hòn đảo lớn nhất ở Hy Lạp, một du khách nam vô tình tìm thấy bình cổ quý có niên đại hàng trăm năm tuổi.

 Tưởng là đầu một nạn nhân đuối nước nổi trên mặt nước, du khách vô tình tìm thấy bình cổ hàng trăm năm tuổi
Tưởng là đầu một nạn nhân đuối nước nổi trên mặt nước, du khách vô tình tìm thấy bình cổ hàng trăm năm tuổi



Phải thừa nhận rằng, bất cứ bất ngờ nào cũng có thể xảy ra trong kỳ nghỉ dưỡng. Điều đó hoàn toàn đúng với câu chuyện của Heraklio, một du khách nam tới nghỉ tại đảo Crete, Hy Lạp, vô tình và may mắn tìm thấy bình cổ quý có tuổi đời từ thế kỷ 12.

Anh Heraklio cho biết, trong suốt kỳ nghỉ đã chụp nhiều bức hình trên đảo Crete. Khi ngồi xem lại hình ảnh vừa chụp, anh thấy một món đồ có hình tròn, nổi trên mặt nước nhưng nhìn không rõ.

Giật mình vì tưởng đó là đầu của một nạn nhân nổi trên mặt nước, Heraklio vội báo với nhân viên cứu hộ bờ biển. Cả nhóm lấy ván lướt sóng ra biển tìm kiếm. Và điều bất ngờ nhận được, đó lại là chiếc bình cổ có tuổi đời hàng trăm năm tuổi.

Chiếc bình được phủ ngoài nhiều món vụn vặt khác, nhưng vẫn còn nguyên vẹn. Các nhà khảo cổ cho rằng, bình có từ thời Đế quốc Đông La Mã vào thế kỷ 12-13. Đó là vật dụng người La Mã từng dùng để đựng các món đồ như rượu vang, dầu hay ngũ cốc.

Sau đó, cả nhóm đã bàn giao bình cổ cho Tổng cục Cổ vật Hy Lạp hôm 4/9 vừa qua. Các nhà chức trách địa phương cũng cho biết, bất cứ món đồ lịch sử nào được du khách tìm thấy đều là tài sản quốc gia. Nhóm chuyên gia khuyến cáo người dân không nên di chuyển các món đồ cổ vì có thể khiến chúng hư hại.

Crete là hòn đảo lớn thứ 5 tại địa Địa Trung Hải và là hòn đảo lớn nhất của Hy Lạp. Hòn đảo này có ý nghĩa lịch sử, văn hóa to lớn đối với quốc gia này.


 

Vẻ đẹp của Crete - hòn đảo lớn thứ 5 Địa Trung Hải và lớn nhất của Hy Lạp
Vẻ đẹp của Crete - hòn đảo lớn thứ 5 Địa Trung Hải và lớn nhất của Hy Lạp



Truyền thuyết kể lại, nơi đây từng tồn tại nền văn minh Minoan (2700–1420 TCN) đạt đến đỉnh cao trong lịch sử phát triển của nhân loại. Tương truyền, Hercules – con trai của thần Zeus đã đánh bại con bò mộng dữ tợn do thần Poseidon sai đến tàn phá hòn đảo, lập thêm một chiến công hiển hách trong 12 chiến công vô đối của mình.

Hiện nay, hòn đảo này không chỉ có ý nghĩa về lịch sử đối với người dân Hy Lạp mà nó còn là thiên đường du lịch cho những ai muốn tìm hiểu về nơi đây trong chuyến hành trình du lịch châu Âu và Hy Lạp.

Huy Hoàng (Dantri)
Theo MR/WK

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.