Phát hiện khối đá nghi cổ vật Chăm Pa khi thi công móng cầu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hiện vật làm bằng đá, phía trên có hình tròn nhỏ 9 lỗ, kích thước rộng 1,3 m, dày 30 cm. Cơ quan chức năng xác minh, đây là hiện vật dạng biểu tượng Yoni của văn hóa Chăm Pa.

Ngày 18/9, Phòng Văn hóa thông tin huyện Quảng Điền (Thừa Thiên - Huế), cho biết cơ quan này đang xác minh thông tin về hiện vật bằng đá mới được phát hiện tại xã Quảng Thành, nghi là cổ vật thuộc nền văn hóa Chăm Pa.

 

Hiện vật nghi cổ vật Chăm Pa cổ. Ảnh: Công Cường.
Hiện vật nghi cổ vật Chăm Pa cổ. Ảnh: Công Cường.



Trước đó, trong quá trình đào móng thi công cầu Tây Thành (xã Quảng Thành), một đơn vị xây dựng cầu đường phát hiện hiện vật bằng đá có hình dạng như biểu tượng Yoni thuộc nền văn hóa người Chăm Pa cổ.

Hiện vật làm bằng đá, hình khối chữ nhật, phía trên có hình tròn nhỏ 9 lỗ (1 lỗ to ở giữa và 8 lỗ nhỏ xung quanh), kích thước rộng 1,3 m, dày 30 cm.

Theo ông Đào Trọng Thành, Chủ tịch xã Quảng Thành, xác minh bước đầu của Phòng Văn hóa thông tin huyện, đây là hiện vật dạng biểu tượng Yoni của nền văn hóa Chăm Pa xưa. Chính quyền xã đã đưa cổ vật về phòng trưng bày Hóa Châu cất giữ.

Để bảo đảm xác định chính xác hiện vật, chính quyền địa phương mời cơ quan chức năng cùng các chuyên gia khảo cổ học về kiểm tra niên đại cổ vật và lập phiếu hiện vật.


 

Bờ sông ở xã Quảng Thành, địa điểm phát hiện hiện vật. Ảnh: Công Cường
Bờ sông ở xã Quảng Thành, địa điểm phát hiện hiện vật. Ảnh: Công Cường



Xã Quảng Thành (huyện Quảng Điền) từng là nơi tồn tại của thành Hóa Châu. Đây cũng từng là trung tâm chính trị, quân sự, văn hóa và kinh tế của một vùng tiểu quốc Chăm Pa xưa.

Điền Quang (zing)

Có thể bạn quan tâm

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.