Giá trị di sản Huế được UNESCO vinh danh ngày càng lan tỏa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chiều 7-9, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức kỷ niệm 25 năm Quần thể Di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới (11-12-1993), 15 năm Nhã nhạc được UNESCO ghi tên vào danh mục Kiệt tác Văn hóa phi vật thể và Truyền khẩu của nhân loại (7-11-2003, năm 2008 đổi tên là Di sản phi vật thể Đại diện của nhân loại).
TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, cho biết, từ khi Nhã nhạc được UNESCO vinh danh, đơn vị đã có nhiều nỗ lực để góp phần làm cho loại hình âm nhạc đặc biệt này tiếp tục khẳng định giá trị và lan tỏa.
Nhiều nội dung công việc được chú trọng như: sưu tầm, lưu trữ tài liệu; nghiên cứu và phục hồi hệ thống bài bản, nhạc cụ, y phục; tập huấn, đào tạo và truyền dạy qua các phương thức; tổ chức trình tấu tại không gian diễn xướng nguyên thủy; biểu diễn giới thiệu ở trong và ngoài nước; truyền thông, phổ biến cộng đồng…
Cố đô Huế. Ảnh: S.G.T
Cố đô Huế. Ảnh: S.G.T
Hiện Nhã nhạc cung đình góp mặt trong tuồng cung đình, múa cung đình và ca Huế.
Quần thể Di tích cố đô Huế sau 25 năm kể từ khi trở thành Di sản thế giới cũng là thời gian đánh dấu những bước trưởng thành vượt bậc của đội ngũ những người làm công tác bảo tồn cả về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm, cũng là quá trình bồi đắp thêm nhiệt huyết tình yêu đối với di sản văn hóa. 
Những thành công bước đầu của công cuộc bảo tồn các giá trị di sản Huế đã mở ra tiền đề thúc đẩy công cuộc phục hưng di sản Huế bước sang một tầm cao mới, đi vào chiều sâu và mang tính toàn diện hơn.
Trong đó, vào năm 2009, Mộc bản triều Nguyễn được công nhận là Di sản Tư liệu thế giới và tiếp sau đó, 2 di sản tư liệu khác của triều Nguyễn cũng đã được Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO công nhận di sản tư liệu, đó là: Châu bản triều Nguyễn (2014) và Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016). Năm 2017, Châu bản triều Nguyễn cũng đã được UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu thế giới.
Văn Thắng (sggp)

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

(GLO)- Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 580/QĐ-BVHTTDL cho phép Bảo tàng tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) thăm dò, khai quật khảo cổ tại di tích An Phú (thôn 4, xã An Phú, TP. Pleiku).

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.