Tìm thấy hòm sắt bí ẩn nghi chứa nhiều vàng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một hòm sắt bí ẩn vừa được tìm thấy ở thành phố  Dawson, Canada nơi từng được biết đến và khu vực tập trung rất nhiều vàng, kho báu.

  Nhiều người dự đoán trong chiếc hòm sắt bí ẩn chứa những thỏi vàng lớn. Ảnh: Phil Arnold.
Nhiều người dự đoán trong chiếc hòm sắt bí ẩn chứa những thỏi vàng lớn. Ảnh: Phil Arnold.



Các công nhân xây dựng ở thành phố Dawson, Canada tình cờ phát hiện một chiếc hòm sắt lớn, ước đoán tồn tại từ thế kỉ 19. Chiếc hòm đang gây xôn xao dư luận vì những gì được chứa bên trong vẫn còn là một bí ẩn, Sputnik  đưa tin.

Nằm ở độ sâu 8m dưới lòng thành phố, chiếc hòm sắt sẽ được mở nắp vào ngày 18-8 ngay sau lễ kỉ niệm ngày phát hiện vàng trên sông Klondike. Sự kiện diễn ra vào năm 1896 đã đánh dấu sự tăng vụt 30.000 người đến tìm kho báu trong 3 năm sau đó.

Trong khi lớp ngoài với những vết nứt bí ẩn đã rơi ra, phần bên trong chiếc hòm sắt vẫn còn nguyên vẹn. Trả lời CBC, Mark Dauphinee, Giám đốc điều hành các công trình công cộng cho biết: “Mọi người đều muốn biết trong chiếc hòm sắt có gì. Hi vọng chúng ta sẽ tìm thấy những thỏi vàng lớn.”

Nhà khảo cổ học Ty Heffner cho rằng, sở dĩ chiếc hòm sắt kích thích trí tưởng tượng và sự tò mò của mọi người vì vẫn chưa có nhiều thông tin về nó. Đối với ông, những văn kiện có thể tìm thấy bên trong chiếc hòm mới là thứ đáng giá.

 

Chiếc hòm sắt với phần cổng ngoài bị rơi ra, phần bên trong vẫn còn nguyên vẹn. Ảnh: CBC
Chiếc hòm sắt với phần cổng ngoài bị rơi ra, phần bên trong vẫn còn nguyên vẹn. Ảnh: CBC



Cư dân mạng xã hội cũng không bỏ lỡ cơ hội đồn đoán về thứ chứa bên trong chiếc hòm. Một số cho rằng đó có thể là những thỏi vàng, tiền mặt hay trang sức. Một số khác đoán bên trong có thể chứa nắp chai, đạn dược, mũ nón, biên lai, di chúc, thậm chí tăm xỉa răng.

Được biết, thành phố Dawson là nơi cư trú của 30.000 người dân.Trong quá khứ, thành phố đã từng bị cô lập và luôn phải đối mặt với hỏa hoạn, thiên tai, bạo lực. Ngày nay, thị trấn Gold Rush của thành phố  đã trở thành một trong những địa điểm du lịch rất nổi tiếng.

Lan Hương (PLO)

Có thể bạn quan tâm

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

(GLO)- Tôi sinh hoạt cùng anh chị em văn nghệ sĩ ở Gia Lai-Kon Tum từ những năm cuối thập niên tám mươi của thế kỷ trước. Khi ấy, phong trào nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gian (Folklore) đang rộ lên. Tôi tự cảm thấy đây là lĩnh vực cũng cần tìm hiểu và có trách nhiệm với nơi mình đang sống.
Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

(GLO)- Lễ cúng rụng rốn (Et tuh klok) là nghi lễ đầu tiên trong vòng đời của mỗi người Bahnar. Không chỉ là cúng tạ ơn, mong muốn các thần linh che chở, bảo vệ đứa trẻ khỏe mạnh, mà lễ cúng còn là sự xác nhận đứa bé chính thức trở thành thành viên trong gia đình, dòng tộc và cộng đồng.
Ché quý của người Jrai

Ché quý của người Jrai

(GLO)- Người Jrai ở Krông Pa (tỉnh Gia Lai) còn lưu giữ nhiều loại ché (ghè) rất giá trị. Bước vào một ngôi nhà dài, quan sát vị trí, số lượng các loại ché, chúng ta có thể đánh giá mức độ giàu có của chủ nhân.
Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

(GLO)- Bằng tình yêu và niềm tự hào về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Ak (80 tuổi, làng Chuét 2, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) đã dành trọn cuộc đời để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, đan lát và chế tác nhạc cụ dân tộc với mong muốn lưu giữ cho thế hệ mai sau.
Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.