Phát hiên xác ướp hai đầu: một đầu người, một đầu cá sấu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Lần đầu tiên công khai ảnh chụp một xác ướp được tìm thấy với hai đầu - một là đầu của một công chúa và đầu kia là của một con cá sấu.

 
Lần đầu tiên, một xác ướp Ai Cập cổ đại với hai đầu, một đầu người và một đầu cá sấu, được chụp lại.
Lần đầu tiên, một xác ướp Ai Cập cổ đại với hai đầu, một đầu người và một đầu cá sấu, được chụp lại.



Hình ảnh về xác ướp Ai Cập cổ đại có sự kết hợp đầu của một con người và đầu của một loài bò sát đã không được công khai trong hơn một thế kỷ.

Xác ướp được tạo thành từ đầu của một cô công chúa Ai Cập thời cổ đại không xác định và đầu cùng cơ thể của một con cá sấu sông Nile.

Tờ Hurriyet giải thích, sau khi công chúa bị một con cá sấu giết chết, người ta đã quyết định đã kết hợp hai cơ thể này lại với nhau. Tờ báo này nói thêm, người ta hy vọng cô sẽ tái sinh ở thế giới bên kia trong hình hài một con cá sấu.

Xác ướp được đưa từ Ai Cập đến Thổ Nhĩ Kỳ trong thời cai trị Ottoman Sultan Abdulaziz vào giữa những năm 1800. Xác ướp đã được cất giấu trong Cung điện Topkapi ở thủ đô Istanbul. Trước đó, nó được lưu trữ tại Cung điện Yildiz, nơi từng là nơi sinh sống của người Sultan.

Vào tháng 2, trang The Sun đưa tin bí ẩn “Xác chết gào thét” từ Ai Cập cổ đại, từng khiến các chuyên gia bối rối trong nhiều năm cuối cùng cũng được hé lộ.

Khi các nhà khảo cổ lần đầu tiên phát hiện cơ thể ướp xác, họ ngạc nhiên khi thấy khuôn mặt của người Ai Cập đã chết lâu bị bóp méo trong nỗi thống khổ, dường như đang la hét trong yên lặng.

Tiến sĩ Bob Brier, một nhà khảo cổ tại Đại học Long Island ở New York, người đã kiểm tra xác ướp, cho biết: “Đã có hai bên tác động đến xác ướp này: một người muốn giết anh ta, còn người kia đã cố gắng để bảo vệ anh ta”.

Trang Vũ (Theo The Sun/saostar)
 

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

(GLO)- Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 580/QĐ-BVHTTDL cho phép Bảo tàng tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) thăm dò, khai quật khảo cổ tại di tích An Phú (thôn 4, xã An Phú, TP. Pleiku).

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.