Hoa hậu H'Hen Niê đồng hành cùng top 6 tìm kiếm trang phục dân tộc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cuộc thi “Tuyển chọn thiết kế trang phục dân tộc cho đại diện Việt Nam tại Miss Universe” chính thức quay trở lại.



Top 6 mẫu thiết kế được công bố trước đó sẽ tiếp tục “tranh tài” với nhau để tìm ra bộ trang phục cùng Hoa hậu H’Hen Niê chinh chiến đấu trường sắc đẹp Miss Universe vào cuối năm nay.

Top 6 mẫu thiết kế trang phục dân tộc gồm: Bánh Mì (Phạm Phước Điền), Hoa đăng sắc Việt (Nguyễn Vũ Hùng, Thạch Thành Đạt), Phố cổ (Nguyễn Đình Thuận), Ngũ hổ (Nguyễn Đặng Thanh Nhàn), Thăng Thu (Nguyễn Đức Hải) và Nữ quyền (Phạm Minh Phúc).

Trải qua vòng tuyển chọn sơ khảo và thuyết trình ý tưởng, đây là 6 mẫu thiết kế nhận được sự đồng thuận từ ban giám khảo để tiến hành thực hiện ý tưởng và hoàn thiện trang phục.

Sau những lời nhận xét chuyên môn của ban giám khảo, Ban tổ chức đã quyết định tăng thêm thời gian để các thí sinh hoàn thiện sản phẩm và đầu tư chu đáo tốt hơn cho mẫu trang phục dân tộc.Vì thế, Top 6 có thêm thời gian để chăm chút cho sản phẩm của mình, đồng thời chỉnh sửa mẫu thiết kế cho phù hợp với Hoa hậu H’Hen Niê.

Việc Hoa hậu H’Hen Niê đăng quang đã truyền cảm hứng mạnh mẽ đến các thí sinh, nhiều thí sinh quyết định chỉnh sửa mẫu thiết kế dựa trên cảm hứng từ chính câu chuyện và vóc dáng của đương kim hoa hậu.

Hiện, Top 6 đã bắt đầu tiến hành thực hiện mẫu thiết kế thành sản phẩm hoàn chỉnh. Từ đó, ban giám khảo sẽ chọn ra bộ trang phục dân tộc đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về thẩm mỹ, ý nghĩa, chất liệu, chuẩn kích thước khi mang đi thi quốc tế.

Bộ trang phục dân tộc chiến thắng sẽ được Hoa hậu H’Hen Niê trình diễn trong phần thi National Costume tại Miss Universe 2018./.

Top 6 mẫu thiết kế trang phục dân tộc:


 



 Vũ Toàn/VOV.VN
 

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

(GLO)- Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 580/QĐ-BVHTTDL cho phép Bảo tàng tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) thăm dò, khai quật khảo cổ tại di tích An Phú (thôn 4, xã An Phú, TP. Pleiku).

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.