Bình gốm để đựng gậy suốt 40 năm bỗng tăng giá 550 lần

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chiếc bình gốm sứt miệng vốn được dùng để đựng ô, đựng gậy, đặt ngoài hiên nhà, dãi dầu mưa nắng suốt 40 năm, nay bỗng được bán ra với giá gây sững sờ cho chính gia chủ. Chiếc bình đã tăng giá… 550 lần so với giá trị tính toán ban đầu.

 
 Bình gốm để đựng gậy suốt 40 năm bỗng tăng giá 550 lần
Bình gốm để đựng gậy suốt 40 năm bỗng tăng giá 550 lần



Chiếc bình xoàng xĩnh, sứt mẻ đó hóa ra là một chiếc bình gốm được thực hiện từ thế kỷ 19 để dùng trong hoàng cung của một vị hoàng đế Trung Quốc. Vì những biến động thời cuộc, chiếc bình đã lưu lạc sang tận nước Anh. Tại một cuộc đấu giá vừa diễn ra ở Anh, người ta đã trả tới 110.000 bảng cho chiếc bình (tương đương gần 3,4 tỷ đồng).

Người chủ của chiếc bình là một cụ già giấu tên sinh sống ở thị trấn Altrincham, đô thị Greater Manchester, Anh. Chiếc bình gốm đã được thế hệ trước trong gia đình để lại cho bà cụ. Chiếc bình có niên đại từ thế kỷ 19, cao hơn 65cm, ban đầu được ước tính có giá trị vào khoảng 200 bảng (6 triệu đồng).

Bà cụ ở tuổi ngoài 80 muốn đem bán chiếc bình gốm để có một khoản tiền vào ở trong nhà dưỡng lão. Kết quả đã khiến bà quá đỗi hài lòng khi mức giá đạt được cao gấp 550 lần mức giá ước đoán ban đầu, và giờ bà có thể yên tâm sống thoải mái trong những ngày tháng cuối đời.

Chiếc bình gốm đã bị nứt vỡ ở miệng sau nhiều thập kỷ bị dùng làm bình đựng ô, đựng gậy đặt ngoài hiên nhà, chịu cả tác động của thời tiết, mưa nắng trong hơn 40 năm. Ngoài ra, chiếc bình còn có những vết nứt, vết rạn.

Những sự khiếm khuyết này khiến giá trị chiếc bình bị sụt giảm hẳn, nhưng khi cuộc đấu giá thực sự diễn ra, vì tính chất đặc biệt của chiếc bình gốm quý mà dù nó đã bị nhiều khiếm khuyết, nhưng vẫn được trả giá rất cao.


 

Một góa phụ ở tuổi ngoài 80 đã vừa đem bán chiếc bình gốm được bà dùng để đựng ô, đựng gậy ngoài hiên nhà suốt hàng thập kỷ.
Một góa phụ ở tuổi ngoài 80 đã vừa đem bán chiếc bình gốm được bà dùng để đựng ô, đựng gậy ngoài hiên nhà suốt hàng thập kỷ.




Khi nhận được tin báo từ nhà đấu giá, bà cụ đã rất sốc. Nhà đấu giá nhận định chiếc bình quả thực có "duyên lành" với bà cụ, bởi bà để chiếc bình ở ngoài hiên nhà hàng thập kỷ, nhưng không một ai bê nó đi mất.

Rồi chiếc bình lại được dùng để đựng ô, đựng gậy, bị sứt mẻ, rạn nứt đến mức khiến nhà đấu giá không tin là nó sẽ bán được quá 200 bảng. Thậm chí, ban đầu, nhà đấu giá còn ngần ngại không muốn nhận rao bán chiếc bình này.

Mặc dù chiếc bình bị đánh giá thấp như vậy, nhưng khi cuộc đấu giá thực sự diễn ra, đã có những người mua rất quan tâm và ra giá rất "bạo", cuối cùng, chiếc bình đã thuộc về một người mua đến từ Trung Quốc.

 

Chiếc bình dãi dầu mưa nắng, dùng để đựng ô, đựng gậy, nên phải chịu nhiều vết tích.
Chiếc bình dãi dầu mưa nắng, dùng để đựng ô, đựng gậy, nên phải chịu nhiều vết tích.
 Khi những mảnh gốm rơi ra, bà cụ từng dùng keo tự gắn một cách rất đơn giản, nhưng sau đây, khi chiếc bình đã về tay vị chủ nhân mới, nó sẽ được chăm sóc cẩn trọng hơn rất nhiều.
Khi những mảnh gốm rơi ra, bà cụ từng dùng keo tự gắn một cách rất đơn giản, nhưng sau đây, khi chiếc bình đã về tay vị chủ nhân mới, nó sẽ được chăm sóc cẩn trọng hơn rất nhiều.
Giờ đây, nỗi lo của bà cụ góa phụ không con cái về việc bà cần một khoản tiền để chuyển vào sống trong nhà dưỡng lão đã được giải quyết.
Giờ đây, nỗi lo của bà cụ góa phụ không con cái về việc bà cần một khoản tiền để chuyển vào sống trong nhà dưỡng lão đã được giải quyết.
Bản thân bà cụ khi được nhà đấu giá báo cho biết con số chung cuộc cũng đã vô cùng sửng sốt.
Bản thân bà cụ khi được nhà đấu giá báo cho biết con số chung cuộc cũng đã vô cùng sửng sốt.



Bích Ngọc (VNE/Dantri)

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.