Độc đáo bộ sưu tập 650 đèn dầu cổ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bộ sưu tập đèn dầu Việt Nam với chủ đề “Ánh sáng muôn dân” gồm 650 hiện vật đang được trưng bày tại Nhà truyền thống Tổng Giáo phận TP.HCM, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM.
Đèn gốm thời Lý-Trần (thế kỷ XIII, XIV).
Đèn gốm thời Lý-Trần (thế kỷ XIII, XIV).
Bộ sưu tập đèn cổ này rất phong phú về kiểu dáng, đa dạng về chất liệu từ đất nung, đồng, gốm, gỗ, thủy tinh...
 
 
Qua các thời kỳ phát triển, ngọn đèn được tạo dáng, trang trí sang trọng và đẹp hơn, đậm nét văn hóa của dân tộc ở mỗi thời đại.
Đèn gốm thời Lý (thế kỷ XIII).
Đèn gốm thời Lý (thế kỷ XIII).
Đèn hình ếch thời Trần (thế kỷ XIV).
Đèn hình ếch thời Trần (thế kỷ XIV).
Đặc biệt có những chiếc đèn cổ từ thế kỷ V trước Công nguyên (TCN). 
 Đèn đồng Đông Sơn (thế kỷ V TCN).
Đèn đồng Đông Sơn (thế kỷ V TCN).
Đèn gốm Sa Huỳnh (thế kỷ V TCN).
Đèn gốm Sa Huỳnh (thế kỷ V TCN).
Bộ sưu tập đèn dầu Việt Nam này thuộc quyền sở hữu của cha Giuse Nguyễn Hữu Triết và 10 nhà sưu tập khác đến từ nhiều miền đất nước. Thời gian trưng bày bộ sưu tập đèn dầu Việt Nam kéo dài đến ngày 6-1-2019.
 
 
 
 
Nguyễn Thành (PLO)

Có thể bạn quan tâm

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.