Nỗ lực bảo vệ di sản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Pháp nổi tiếng với di sản vật thể phong phú mà người dân nước này rất gắn bó và tự hào. Nhưng cùng với thời gian, số lượng công trình xuống cấp đang tăng dần lên... 
Xổ số di sản là một trong những biện pháp giúp tăng ngân sách bảo vệ di sản Pháp
Xổ số di sản là một trong những biện pháp giúp tăng ngân sách bảo vệ di sản Pháp
Trong vòng 10 năm, tính đến năm 2017, đã có thêm 2.000 công trình được xếp vào hạng lịch sử, nâng tổng số công trình lên thành 44.000. Theo số liệu công bố vào tháng 11-2017 của Bộ Văn hóa Pháp, 2/3 các công trình được bảo vệ nằm trong tình trạng tốt hoặc trung bình, 1/4 bị đánh giá là xuống cấp hoặc trong tình trạng xấu, 5% bị xếp vào danh sách lâm nguy (tương đương với khoảng 2.000 công trình). Và 1/2 trong số các công trình được bảo vệ thuộc tình trạng xấu hoặc lâm nguy, nằm ở các khu vực có chưa đến 10.000 dân và không có đủ ngân sách để tự trùng tu. Điều này được giải thích trong việc ngân sách nhà nước dành cho công tác trùng tu, bảo tồn không tăng trong vòng 10 năm qua.
Vì “di sản là người bảo vệ ký ức” nên Chính phủ Pháp cam kết hoàn thiện, cho đến cuối năm 2018 một chiến lược lâu dài bảo vệ di sản gồm 15 biện pháp, tập trung vào 4 mục tiêu: bảo tồn và trùng tu, nâng cao giá trị, lưu truyền, thúc đẩy châu Âu. Để thực hiện mục tiêu bảo tồn và trùng tu, ngân sách di sản được tăng thêm 5%, thành 326 triệu EUR/năm và được cố định trong suốt nhiệm kỳ 5 năm (2017 - 2022). Trong ngân sách này có một quỹ đặc biệt là 15 triệu EUR dành riêng cho việc trùng tu và bảo tồn các công trình được bảo vệ đang lâm nguy ở các khu vực có dưới 10.000 dân, ngay từ năm 2018.
Ngoài ra, Bộ Văn hóa Pháp đề cao việc thiết lập các cơ chế tài chính để trùng tu những công trình xuống cấp. Một trong những biện pháp độc đáo được bộ trên nhắc đến là phát hành một loại vé cào và một giải loto di sản được quay thưởng mỗi năm một lần, lần đầu tiên có thể vào tháng 9-2018. Chính phủ Pháp hy vọng có thể thu về được 20 triệu EUR từ giải xổ số này và khoản tiền sẽ được chuyển vào quỹ Di sản lâm nguy nằm trong Tổ chức Di sản. Bộ Văn hóa Pháp hy vọng, 2 loại hình xổ số mới có thể khích lệ lòng nhiệt tình của công chúng vì di sản là niềm tự hào của người dân Pháp.
Ngoài tăng ngân sách và mở xổ số di sản, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron còn giao sứ mệnh đặc biệt cho ông Stephane Bern, người dẫn chương trình “Bí mật lịch sử” nổi tiếng ở Pháp, đồng thời là Chủ tịch Quỹ Vì lịch sử và di sản Stephane Bern. Ông Bern có 2 nhiệm vụ: Thống kê các công trình địa phương đang xuống cấp và tìm ra các nguồn tài chính mới để trùng tu những công trình này. Không cho mình là một sử gia mà chỉ là “người kể chuyện”, “người truyền đạt”, từ năm 2007 ông Bern đã đưa người xem truyền hình đến những công trình cổ, những bí mật ẩn sau mỗi bức tường trong chương trình “Bí mật lịch sử” được người Pháp yêu mến nhất trên kênh truyền hình France 2. Ông Bern cho biết: “Mỗi lần tôi thực hiện một chương trình “Bí mật lịch sử”, số khách đến thăm công trình đó tăng khoảng 30% trong vòng 5 năm sau”.
Song song với thống kê của ông Bern, Bộ Văn hóa Pháp vừa thành lập trang web www.patrimoine-immobilier-en-peril.fr cho phép mọi công dân, mọi tổ chức nhà nước hay tư nhân, báo cáo bất kỳ công trình nào có giá trị di sản và cần được bảo tồn. Bản khai trực tuyến gồm 3 phần: Danh tính của người yêu cầu, danh tính của chủ sở hữu và thông tin liên quan đến công trình (có thể đi kèm hình ảnh cho phép đánh giá lợi ích cũng như tình trạng nghiêm trọng của công trình). Ngoài ra, thủ tục xin trùng tu của chủ sở hữu di sản được bảo vệ cũng sẽ được đơn giản hóa. Nhãn hiệu Di sản Pháp cũng được hình thành để nâng giá trị của công trình.
Nhật Hoa (sggp)

Có thể bạn quan tâm

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.