Bí ẩn về ngôi chùa chênh vênh trên vách đá hơn 1500 năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trải qua suốt hơn 1500 năm cùng đất trời, ngôi chùa cổ Huyền Không nằm giữa lưng chừng núi Hằng Sơn, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, vẫn đứng vững hiên ngang sừng sững, đồng thời trở thành điểm đến tâm linh hút khách trong ngày đầu xuân.
 

Chùa Huyền Không được xây dựng vào những năm cuối thời Bắc Ngụy, nằm ở độ cao hơn 50m, là ngôi chùa gỗ dựng trên vách đá lâu đời nhất thế giới. Sau này, chùa Huyền Không được trùng tu lại trong cả 2 đời nhà Minh và nhà Thanh. Trước đó, tạp chí Times từng bình chọn nơi này nằm trong "Top10 kiến trúc bí ẩn nhất thế giới".

Điểm nổi bật nhất ở chùa Huyền Không là công trình duy nhất còn lại tượng trưng cho sự kết hợp giữa các tôn giáo truyền thống ở Trung Quốc gồm Phật giáo, Lão giáo và Khổng giáo.

Nằm trên vách đá núi chênh vênh, dựng từ những chiếc cọc gỗ, nhìn từ xa, ngôi chùa như tạc vào núi khiến nhiều người lo sợ nơi này có thể đổ sập xuống. Tuy nhiên, cấu trúc này là sản phẩm hoàn hảo của người xưa khi cố tình xây cao tránh lũ lụt, mưa tuyết cùng hình thái thời tiết khắc nghiệt. Điều này lý giải hiện trạng gần như còn nguyên vẹn tới ngày nay của ngôi chùa.

Chùa Huyền Không có tổng diện tích hơn 150 m2, gồm 40 điện thờ được thiết kế cân bằng. Nhìn từ xa, các cột gỗ có vẻ mỏng manh khó lòng chống đỡ. Nhưng thực tế, trọng tâm thực sự của chùa nằm hẳn trong vách đá. Bởi vậy, nhìn bề ngoài ngôi chùa như chênh vênh trên đá, song cấu trúc tuyệt vời này vẫn "thi gan" vững vàng cùng năm tháng.

Nối liền 40 điện thờ trong chùa là hành lang xây dựng theo vách núi, được chống đỡ bằng cọc. Trong đó, mỗi chiếc cọc gỗ được chế tác công phu với điểm đặt móng đều tính toán cẩn trọng, đảm bảo đỡ trọng tâm của ngôi chùa.

Những điện thờ bên trong có diện tích lớn nhỏ khác nhau. Gian lớn nhất khoảng 36.4 m2, trong khi gian nhỏ chị trộng 5 m2. Trong chùa còn lưu giữ hơn 80 bức tượng Phật đúc bằng đồng, sắt, đất sét hay điêu khắc đá. Tất cả được chạm khắc tinh xảo dưới các triều đại khác nhau của Trung Hoa.

Lịch sử từng ghi lại trong 50 năm trở lại đây, khu vực này xảy ra 3 trận động đất từ 6 độ richter trở lên. Trận gần đây nhất diễn ra năm 1992 nhưng chùa Huyền Không không hề bị bất cứ ảnh hưởng nào. Trong khi đó, toàn huyện Hồn Nguyên có khoảng hơn 10.000 ngôi nhà và công trình đổ sập. Điều này như một minh chứng kỳ diệu khó lòng lý giải.

Trải qua nhiều triều đại phong kiến tại Trung Quốc, đến nay ngôi chùa vẫn bảo quản tốt và trở thành điểm đến tâm linh hấp dẫn.

Theo baohatinh

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

(GLO)- Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 580/QĐ-BVHTTDL cho phép Bảo tàng tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) thăm dò, khai quật khảo cổ tại di tích An Phú (thôn 4, xã An Phú, TP. Pleiku).

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.