Khai quật mộ cổ tại Khu di tích quốc gia đặc biệt nhà Trần

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ông Đỗ Khánh Tùng-Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao tỉnh Quảng Ninh cho biết ngày 5-1, Bảo tàng Quảng Ninh (Sở Văn hóa-Thể thao tỉnh Quảng Ninh) phối hợp với Ủy ban Nhân dân thị xã Đông Triều, Trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) tiến hành khai quật ngôi mộ cổ thuộc quần thể Khu di tích quốc gia đặc biệt nhà Trần, tại thị xã Đông Triều, Quảng Ninh.
 

Khu lăng tẩm, đền miếu của nhà Trần ở Đông Triều, Quảng Ninh.
Khu lăng tẩm, đền miếu của nhà Trần ở Đông Triều, Quảng Ninh.

Trước đó, ngày 23-12-2017, trong quá trình san gạt, mở tuyến đường kết nối Khu di tích Hồ Thiên (xã Bình Khê) và Khu di tích Ngọa Vân (xã An Sinh), thuộc quần thể Khu di tích quốc gia đặc biệt nhà Trần tại thị xã Đông Triều, đơn vị thi công đã làm phát lộ ngôi mộ cổ tại thôn Trại Lốc, xã An Sinh.

Nơi phát lộ ngôi mộ nằm trên sườn phía Tây Nam một quả đồi thấp, phía Đông Bắc Lăng vua Trần Anh Tông và cách lăng khoảng 500m (người dân địa phương gọi là khe Máy bay rơi).

Qua khảo sát cho thấy hiện trường xuất lộ nhiều khối gỗ lớn (mỗi khối trung bình 0,4x0,4x6m) có khớp mộng để nối với nhau, bị máy xúc trong quá trình thi công bốc lên để ngổn ngang xung quanh. Nhiều đinh/vam đồng, các mảnh đồng lá được gia công và dát mỏng, than củi, vôi, hợp chất... cũng được tìm thấy tại đây.

Qua khảo sát thực tế, căn cứ đặc điểm, tính chất, loại hình và kết hợp so sánh các tư liệu đã được nghiên cứu (Khu lăng mộ Nhà Trần ở Tam Đường, tỉnh Thái Bình; di tích lăng vua Trần Nghệ Tông và mộ cổ Nghĩa Hưng, thị xã Đông Triều), các chuyên gia sơ bộ đánh giá đây là dấu tích mộ táng có niên đại thời Trần, thế kỷ 13-14. Các di vật đã được xuất lộ cho phép suy đoán chủ nhân của mộ táng này thuộc tầng lớp cao trong xã hội thời Trần.

Các khối gỗ được dự đoán là gỗ dùng xếp quách ngoài, vam đồng dùng để gia cường kết nối giữa các khối gỗ, than và vôi là những chất bao quanh phần quách...

Ngày 25-12-2017, Sở Văn hóa-Thể thao tỉnh Quảng Ninh đã có Quyết định số 1759/QĐ-SVHTT về việc khai quật khảo cổ khẩn cấp ngôi mộ cổ nói trên. Theo đó, việc thực hiện khai quật ngôi mộ trong vòng 60 ngày, trên diện tích 300 m2.

Ông Kiều Đinh Sơn-Giám đốc Bảo tàng Quảng Ninh, cho biết ngôi mộ cổ có kích thước lớn hơn nhiều so với ngôi mộ cổ thời Trần từng phát hiện tại thôn Nghĩa Hưng, xã An Sinh vào năm 2010. Việc khai quật lần này nhằm nghiên cứu, làm rõ tính chất, quy mô, giá trị của di tích, di vật; mối quan hệ (nếu có) trong tổng thể các di tích liên quan đến Khu di tích nhà Trần tại Đông Triều; đồng thời đề xuất giải pháp bảo vệ, phát huy di tích trong tương lai.

Nguyễn Hoàng/TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Chuyện người Jrai xã Gào bảo tồn cồng chiêng

Chuyện người Jrai xã Gào bảo tồn cồng chiêng

(GLO)- Nhiều năm qua, nhiều hộ gia đình người Jrai ở xã Gào, TP. Pleiku đã tích cực gìn giữ các bộ cồng chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ việc làm này, đã góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tại địa phương.
Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

(GLO)- Tôi sinh hoạt cùng anh chị em văn nghệ sĩ ở Gia Lai-Kon Tum từ những năm cuối thập niên tám mươi của thế kỷ trước. Khi ấy, phong trào nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gian (Folklore) đang rộ lên. Tôi tự cảm thấy đây là lĩnh vực cũng cần tìm hiểu và có trách nhiệm với nơi mình đang sống.
Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

(GLO)- Lễ cúng rụng rốn (Et tuh klok) là nghi lễ đầu tiên trong vòng đời của mỗi người Bahnar. Không chỉ là cúng tạ ơn, mong muốn các thần linh che chở, bảo vệ đứa trẻ khỏe mạnh, mà lễ cúng còn là sự xác nhận đứa bé chính thức trở thành thành viên trong gia đình, dòng tộc và cộng đồng.
Ché quý của người Jrai

Ché quý của người Jrai

(GLO)- Người Jrai ở Krông Pa (tỉnh Gia Lai) còn lưu giữ nhiều loại ché (ghè) rất giá trị. Bước vào một ngôi nhà dài, quan sát vị trí, số lượng các loại ché, chúng ta có thể đánh giá mức độ giàu có của chủ nhân.
Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng triển khai công tác kiểm kê di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể trên địa bàn. Đây chính là tiền đề để huyện tiếp tục làm tốt công tác quản lý cũng như phát huy giá trị di sản nhằm thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển.
Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.