Phục dựng văn bia Tân lộ Kiều Lương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ông Cao Xuân Bá-Chủ tịch UBND TP. Châu Đốc (An Giang) vừa cho biết UBND thành phố đang tính toán phục dựng lại bia đá Châu Đốc Tân lộ Kiều Lương, gồm 1 bản chữ Hán và bản dịch tiếng Việt.
 

Hai tấm bia cổ bị vỡ để trong lăng Thoại Ngọc Hầu - núi Sam.
Hai tấm bia cổ bị vỡ để trong lăng Thoại Ngọc Hầu - núi Sam.

Đây là bia ký do ông Thoại Ngọc Hầu (1761 - 1829) dựng lên tại núi Sam vào năm 1828 sau khi đào xong con lộ từ dinh Châu Đốc vào tới núi Sam. Nhà nghiên cứu quá cố Nguyễn Văn Hầu thuật lại trong quyển Thoại Ngọc Hầu và những cuộc khai phá miền Hậu Giang như sau: “Ngày xưa đất sâu, thêm bị ao đầm ngăn ngại, người ngựa, trâu bò qua lại bất tiện. Trong năm 1826, đường được khởi công, trước sau có 4.400 nhân công và họ phải đóng góp trong một thời gian vừa làm, vừa tu bổ… Nhờ con lộ này mà người dân đi lại gánh vác dễ dàng, xe cộ qua lại yên ổn”.

Hiện nay, Tân lộ Kiều Lương đã trở thành con lộ lớn từ Châu Đốc vào núi Sam, hai bên đường phố xá sầm uất. Theo Hội Khoa học lịch sử tỉnh An Giang, bia đá trên là một trong các văn bia chữ Hán cổ ở An Giang nhưng theo thời gian bia bị vỡ bể nhiều mảnh nên văn tự trên bia không còn đầy đủ. Rất may, Hội đã tìm được bản sao bia đá của cụ Trần Văn Hanh được thực hiện trong năm 1877. Theo đánh giá của Hội, đây là bản sao đầy đủ nhất còn lưu lại được đến nay.

Thanh Dũng/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

(GLO)- Tôi sinh hoạt cùng anh chị em văn nghệ sĩ ở Gia Lai-Kon Tum từ những năm cuối thập niên tám mươi của thế kỷ trước. Khi ấy, phong trào nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gian (Folklore) đang rộ lên. Tôi tự cảm thấy đây là lĩnh vực cũng cần tìm hiểu và có trách nhiệm với nơi mình đang sống.
Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

(GLO)- Lễ cúng rụng rốn (Et tuh klok) là nghi lễ đầu tiên trong vòng đời của mỗi người Bahnar. Không chỉ là cúng tạ ơn, mong muốn các thần linh che chở, bảo vệ đứa trẻ khỏe mạnh, mà lễ cúng còn là sự xác nhận đứa bé chính thức trở thành thành viên trong gia đình, dòng tộc và cộng đồng.
Ché quý của người Jrai

Ché quý của người Jrai

(GLO)- Người Jrai ở Krông Pa (tỉnh Gia Lai) còn lưu giữ nhiều loại ché (ghè) rất giá trị. Bước vào một ngôi nhà dài, quan sát vị trí, số lượng các loại ché, chúng ta có thể đánh giá mức độ giàu có của chủ nhân.
Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

(GLO)- Bằng tình yêu và niềm tự hào về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Ak (80 tuổi, làng Chuét 2, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) đã dành trọn cuộc đời để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, đan lát và chế tác nhạc cụ dân tộc với mong muốn lưu giữ cho thế hệ mai sau.
Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.