Xử phạt tăng nặng dần sau mỗi lần vi phạm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Điều 26 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 7-7-2022 của Chính phủ quy định, các cá nhân, hộ gia đình không phân loại chất thải rắn sinh hoạt, không sử dụng bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt theo quy định bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng, kể từ tháng 8/2022.

Tổ thu gom rác thải xã Ia Yok (huyện Ia Grai) tự trang bị xe để chuyên chở rác. Ảnh: Nhật Hào

Quá trình đô thị hóa và sự gia tăng dân số làm gia tăng chất thải nói chung, chất thải rắn nói riêng. Bên cạnh đó, công tác  quản lý, kiểm soát vấn đề này còn nhiều bất cập khiến cho ô nhiễm môi trường, gây hại sức khỏe con người vẫn chưa được xử lý dứt điểm.

Thông tin từ Bộ TN-MT cho thấy, năm 2021, trung bình mỗi ngày cả nước phát sinh hơn 64.700 tấn chất thải rắn sinh hoạt và chỉ khoảng 15% lượng chất thải sau thu gom được tái chế hoặc tái sử dụng; phần còn lại buộc xử lý bằng cách chôn lấp, gây quá tải tại bãi rác và ô nhiễm môi trường. Cho nên phân loại chất thải tại nguồn nói chung, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại hộ gia đình nói riêng sẽ giúp nâng cao hiệu quả xử lý rác và cần thực hiện sớm.

Muốn vậy, trước hết phải làm chuyển biến nhận thức, ý thức của mỗi người thông qua công tác tuyên truyền, vận động. Cùng với đó, không thể thiếu cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân phân loại chất thải tại nhà, đồng thời, chú trọng kiểm tra, giám sát, xử lý những trường hợp vi phạm. Hiện nay ,việc phân loại rác ở nhiều địa phương chưa đồng bộ với khâu thu gom, xử lý nên chất thải được phân loại tại nguồn nhưng không được thu gom, xử lý theo  quy định. Vì vậy, cần tạo điều kiện để các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực môi trường đầu tư cải tiến công nghệ, khắc phục bất cập này.

Theo các chuyên gia và những nhà làm chính sách, chúng ta đã có Luật, Nghị định, Thông tư quy định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tập thể về vấn đề này. Để  đạt mục tiêu thì cần nâng cao năng lực thực thi của địa phương, sự đồng thuận của người dân và xã hội; làm tốt công tác quản lý nhà nước và kịp thời điều chỉnh phù hợp…Chính phủ, Bộ TN-MT xác định rõ lộ trình đến năm 2024 phải thực hiện nghiêm việc phân loại rác tại nguồn, thu tiền theo khối lượng hoặc trọng lượng và xử phạt vi phạm. Các đơn vị, địa phương theo dõi, kiểm tra người dân; quy hoạch xây dựng điểm thu gom rác, tăng cường đội ngũ cán bộ cấp xã làm nhiệm vụ này...

Từ năm 2019, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 09/NQ-CP trong đó giao Bộ TN-MT thống nhất quản lý nhà nước về chất thải rắn, tổ chức cung ứng dịch vụ phải đáp ứng các yêu cầu gì. Thu phí vệ sinh thì theo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt là hiển nhiên, góp phần thúc đẩy phân loại chúng tại nguồn và khuyến khích người dân giảm thiểu thải ra, thúc đẩy tái chế. Phí vệ sinh xây dựng làm nhiều mức, thí điểm thực hiện, rút kinh nghiệm, tạo sự đồng thuận, minh bạch  thông tin thị trường dịch vụ chất thải rắn sinh hoạt. Tiến tới đấu thầu để lựa chọn doanh nghiệp cung ứng dịch vụ chất lượng.

Về chủ nguồn thải phát sinh chất thải rắn sinh hoạt, cơ quan quản lý tăng cường phổ biến, tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, hành vi bảo vệ môi trường đi đôi kiểm tra, xử lý vi phạm. Xem xét xử phạt lũy tiến chủ thể thị trường dịch vụ chất thải rắn sinh hoạt, tăng nặng dần sau mỗi lần vi phạm. Còn các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ thì xem xét đình chỉ hoạt động nếu để xảy ra sai phạm nhiều lần.

TS ( từ QĐND online, TTXVN online )

Có thể bạn quan tâm

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

(GLO)- Năm 2006, Binh đoàn 15 bắt đầu triển khai thực hiện mô hình “gắn kết hộ” giữa hộ công nhân người Kinh và hộ công nhân người dân tộc thiểu số (DTTS). Đến nay, mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn biên giới.
Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Thời gian qua, huyện Kông Chro đẩy mạnh giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình quản lý, bảo vệ. Nhờ đó, huyện từng bước nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân sống gần rừng, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Chiến trường xưa lưu dấu

Chiến trường xưa lưu dấu

(GLO)- Ngày 18-4, đoàn cựu chiến binh Ban Liên lạc truyền thông Đại đoàn Đồng Bằng (Sư đoàn 320, Quân đoàn 3) trong chuyến về thăm chiến trường xưa đã tổ chức dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ Đức Cơ và Nhà bia chiến thắng Chư Bồ-Đức Cơ.
Khởi sắc Bar Măih

Khởi sắc Bar Măih

(GLO)- Từ khi triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo xã Bar Măih (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc.
Dubai ngập lụt do mưa lớn

Dubai ngập lụt do mưa lớn

(GLO)- Thành phố Dubai thuộc Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) ngày 16/4 hứng lượng mưa kỷ lục 160 mm, gấp đôi lượng mưa trung bình một năm ở nước này.
"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

(GLO)-Kiến vàng là món ăn yêu thích và có từ lâu đời trong văn hóa ẩm thực của người Jrai sinh sống trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Để tìm bắt loại sản vật này, người dân phải mất nhiều thời gian và phải chịu được cảm giác đau khi bị kiến đốt.