Gia Lai có 203/220 xã phường đạt tiêu chí Quốc gia về y tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)-Chiều 13-9, đoàn giám sát của Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh Gia Lai đã có buổi làm việc để thống nhất nội dung báo cáo giám sát về việc thực hiện chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh về tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế giai đoạn 2020-2021.

Ông Huỳnh Thế Mạnh-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh, Trưởng đoàn giám sát chủ trì buổi làm việc. Tham dự buổi làm việc có các thành viên trong đoàn giám sát cùng lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh.

Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Trần Dung
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Trần Dung

Tại buổi làm việc, sau khi nghe trình bày dự thảo báo cáo tổng kết giám sát, các thành viên đoàn giám sát cùng đại diện của các sở, ban, ngành của tỉnh thảo luận, đóng góp ý kiến nhằm thống nhất về đánh giá kết quả đạt được, cùng những tồn tại, vướng mắc trong việc thực hiện chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh về tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế giai đoạn 2020-2021. Qua đó, thống nhất những kiến nghị, đề xuất với các bộ, ngành trung ương để điều chỉnh những quy định cho phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. 

Trước đó, từ ngày 15-8 đến 24-8, đoàn giám sát của Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh đã đi kiểm tra thực tế, làm việc với 5 trạm y tế xã, phường của một số huyện, TP. Pleiku về việc thực hiện chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh về tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế giai đoạn 2020-2021. Kết quả giám sát cho thấy, việc tổ chức thực hiện quy trình, thủ tục đánh giá, xét công nhận xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế trên địa bàn tỉnh được thực hiện chặt chẽ, đảm bảo đúng quy định; tạo được sự chuyển biến về nhận thức trong công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe Nhân dân; qua đó, góp phần giảm tải cho bệnh viện tuyến trên. Đến năm 2021, Gia Lai có 203/220 xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế (đạt 92,27%). Toàn tỉnh hiện có 1.106 cán bộ, viên chức làm việc ở y tế tuyến xã, gồm: 179 bác sĩ, 302 y sĩ, 6 dược sĩ đại học, 283 điều dưỡng, 232 hộ sinh, 11 kỹ thuật viên. 

Các trạm y tế xã, phường, thị trấn đã thực hiện tốt những nội dung theo Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế, phân công nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ phụ trách, theo dõi địa bàn, thường xuyên phối hợp với các tổ chức chính trị-xã hội đẩy mạnh công tác truyền thông, vận động người dân nâng cao nhận thức về công tác phòng-chống dịch bệnh. Hiện có hơn 90% số trạm có vườn thuốc Nam mẫu; tỷ lệ gia đình sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 97,3%; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt từ 85% trở lên; các chỉ tiêu về chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em đạt cao…

Tuy nhiên, một số trạm y tế chưa được quan tâm duy tu bảo dưỡng, nâng cấp cơ sở hạ tầng; tình trạng thiếu bác sĩ trong toàn ngành dẫn đến khó khăn trong việc bố trí bác sĩ làm việc thường xuyên hoặc làm việc luân phiên tại các trạm y tế cấp xã; đội ngũ nhân viên y tế thôn bản, cộng tác viên dân số, cô đỡ thôn bản chưa được quan tâm bồi dưỡng; một số trạm chưa sử dụng hết chức năng các phòng được đầu tư...

Phát biểu kết thúc buổi làm việc, Trưởng ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh, Trưởng đoàn giám sát Huỳnh Thế Mạnh ghi nhận ý kiến, đề xuất, góp ý của các thành viên đoàn giám sát, các sở, ban, ngành để hoàn thiện báo cáo của đoàn giám sát. Đồng thời, Trưởng ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh cũng đề nghị một số sở, ban, ngành hoàn thiện những ý kiến, đề xuất gửi cho tổ thư ký đoàn giám sát để bổ sung, hoàn chỉnh báo cáo giám sát để trình Thường trực HĐND tỉnh.

TRẦN DUNG

Có thể bạn quan tâm

Để khát vọng Pleiku "cao nguyên xanh" trở thành hiện thực

Để khát vọng Pleiku "cao nguyên xanh" trở thành hiện thực

(GLO)- Pleiku đã khai thác và phát huy hiệu quả bản sắc văn hóa con người đã được vun đắp qua suốt chiều dài lịch sử. Đó là lòng yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng; là khát vọng vươn lên vì bình yên, hạnh phúc của cá nhân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc…
Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

(GLO)- Không có đất sản xuất và công việc ổn định, vợ chồng chị Nguyễn Thị Hồng Thủy (SN 1987, thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) hàng ngày phải bươn chải để kiếm sống và chăm sóc 2 người con trai mắc bệnh bại não.
Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

(GLO)- Xót thương những mảnh đời bất hạnh, suốt 40 năm qua, bà Phạm Thị Hồng (tổ 7, phường Ia Kring, TP. Pleiku) đã nhận nuôi hàng trăm trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, trẻ chậm phát triển trí tuệ. Được nuôi dạy chu đáo tại nhà số 57 Trần Nhật Duật, các cháu đều trìu mến gọi bà Hồng là mẹ nuôi.