Lai lịch bị can thứ 5 liên quan vụ "Tịnh thất Bồng Lai"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo lãnh đạo Công an tỉnh Long An, vụ án “Tịnh thất Bồng Lai” đã có dư luận từ rất lâu nhưng để đủ cơ sở chứng cứ thì cần phải thu thập trong thời gian dài.
Liên quan đến vụ việc ở "Tịnh thất Bồng Lai", hay còn gọi là "Thiền am bên bờ vũ trụ", Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Long An vừa ra quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam Cao Thị Cúc ( 62 tuổi; ngụ xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An).
Bà Cúc bị khởi tố về tội "Lợi dụng quyền tự do dân chủ, vi phạm lợi ích của nhà nước, tổ chức, cá nhân". Như vậy, đến nay, liên quan đến "Tịnh thất Bồng Lai" thì Cao Thị Cúc là đối tượng thứ 5 đã bị khởi tố.
 
Bên ngoài khu
Bên ngoài khu "Thiền am bên bờ vũ trụ"
Cao Thị Cúc là chủ của khu đất – nơi tự xưng là "Tịnh thất Bồng Lai". Qua xác minh, năm 2014, bà Cúc (lúc đó có hộ khẩu thường trú xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An) mua lại nhà, đất với diện tích gần 2.000m2 của một người khác ở ấp Lập Thành, xã Hòa Khánh Tây rồi chuyển về đây sinh sống, sau đó sửa chữa lại làm điểm tu tại gia.
Từ năm 2015, ông Lê Tùng Vân (SN 1932; hộ khẩu thường trú phường 10, quận 6, TP HCM) chuyển về đây sinh sống cùng nhà với bà Cúc và bắt đầu nhận nuôi trẻ em mồ côi, cơ nhỡ.
Tuy nhiên, thực tế, đa số trẻ sống trong hộ bà Cúc đều có mẹ đi cùng, không phải là trẻ em cơ nhỡ, không nơi nương tựa. Thời gian qua, hộ bà Cúc có 18 người đang cư trú, trong đó có 6 trẻ em đều có mẹ ruột cùng tạm trú.
Những người ở "Tịnh thất Bồng Lai" nhiều lần đưa lên mạng xã hội những thông tin sai sự thật, gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự và uy tín của chính quyền địa phương. Nhiều chuyện lùm xùm xảy ra nên "Tịnh thất Bồng Lai" được nhiều người để ý, quan tâm.
Cụ thể, địa điểm này bỗng dưng nổi tiếng vào khoảng năm 2016, 2017 sau khi trên mạng xã hội tung tin thất thiệt ở đó có hoa ưu đàm ngàn năm mới nở. Sau đó, 2 người đang sinh sống tại đây xưng là người tu hành đi thi hát bolero; cứ thế một loạt các sự kiện những trẻ em đang sinh sống tại đây đi thi thách thức danh hài và đạt giải cao,...
Tiếp đến là việc một nhóm người đến "Tịnh thất Bồng Lai" tìm con gái và xảy ra xô xát, gây thương tích, dẫn đến tố cáo, khiếu kiện ra tòa án. Sau đó, là hàng loạt vấn đề bức xúc khác như tự xưng cơ sở tu hành, lợi dụng hoạt động tôn giáo.
 
Đến nay, có tất cả 5 người ở
Đến nay, có tất cả 5 người ở "Tịnh thất Bồng Lai" đã bị khởi tố
Ở góc độ tín ngưỡng tôn giáo, cơ quan chức năng khẳng định đây không phải là cơ sở tôn giáo. Về việc này, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Long An có văn bản khẳng định "Tịnh thất Bồng Lai" không phải là cơ sở tu viện hợp pháp do Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh quản lý. Những người đang sống và sinh hoạt tại đó không phải là tu sĩ phật giáo. Do đó, không liên quan đến sự quản lý của giáo hội. Sự việc mang tính chất lợi dụng hình thức tu sĩ Phật giáo để lừa gạt lòng tin của tín đồ Phật giáo để trục lợi.
Gần đây, tại khu đất "Tịnh thất Bồng Lai" tiếp tục được xây dựng một khu nhà. Tuy nhiên, việc xây dựng này là trái phép bởi xây trên đất nông nghiệp và chưa chuyển mục đích sử dụng đất. Sau khi phát hiện vi phạm, UBND xã Hòa Khánh Tây cùng ngành chức năng ở huyện tiến hành lập biên bản và đình chỉ thi công. Hiện vi phạm này cũng đang được rà soát để có hướng xử lý.
Ngoài việc khởi tố bắt tạm giam Cao Thị Cúc, trước đó vào 3-1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Đức Hòa đã ra quyết định khởi tố vụ án "Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, tổ chức, cá nhân". Cơ quan điều tra mời 14 đối tượng liên quan tại hộ bà Cao Thị Cúc về trụ sở Công an huyện Đức Hòa làm việc.
Trên cơ sở dữ liệu thu thập được, ngày 5-1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Đức Hòa đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Lê Tùng Vân; Lê Thanh Hoàn Nguyên (SN 1990); Lê Thanh Nhất Nguyên (SN 1991) và Lê Thanh Trùng Dương (SN 1995).
Đồng thời, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Lê Thanh Hoàn Nguyên, Lê Thanh Nhất Nguyên và Lê Thanh Trùng Dương. Riêng bị can Lê Tùng Vân bị áp dụng biện pháp ngăn cấm đi khỏi nơi cư trú.
Cuối tháng 2 vừa qua, VKSND huyện Đức Hòa có quyết định chuyển vụ án đến Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Long An để điều tra theo thẩm quyền. Trong quá trình giải quyết vụ án, Công an tỉnh Long An đã có thông báo gia hạn tạm giam lần 2 đối với 3 bị can đến ngày 3-6.
Theo lãnh đạo Công an tỉnh Long An, vụ án này đã có dư luận từ rất lâu nhưng để đủ cơ sở chứng cứ thì cần phải thu thập trong thời gian dài. Cụ thể, khi thanh, kiểm tra xong, tỉnh kết luận đây không phải là cơ sở tôn giáo, sau đó phải thu thập nhiều chứng cứ khác.
"Quan điểm là xử lý đến nơi, đến chốn và đúng quy định pháp luật, không bỏ lọt tội phạm và cũng không làm oan sai bất cứ ai" - thông tin từ Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Long An nêu rõ.
Theo HÀ LONG (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Rác thải điện tử về đâu?

Rác thải điện tử về đâu?

(GLO)- Trong khi cả thế giới đang loay hoay với cuộc chiến chống rác thải nhựa, rác thải thời trang thì một mối nguy khác đang ập tới, đó là rác thải điện tử.
Chư Prông: Hơn 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp

Chư Prông: Hơn 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp

(GLO)- Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” được các cấp Hội Nông dân trên địa bàn huyện Chư Prông chú trọng, phát động thường xuyên. Đến nay, huyện có trên 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi năm 2024.

Hạn nặng hàng trăm hộ dân Đức Cơ được Công ty 72 dùng xe bồn cấp nước sinh hoạt

Hạn nặng hàng trăm hộ dân Đức Cơ được Công ty 72 dùng xe bồn cấp nước sinh hoạt

(GLO)-

Những ngày này, người dân trên địa bàn làng Sơn và thôn Đức Hưng (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ) đang quay quắt vì hạn, không chỉ thiếu nước sản xuất mà nước sinh hoạt cũng không còn. Trước những khó khăn ấy, Công ty TNHH một thành viên 72 đã huy động xe chở nước miễn phí cho người dân.

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

(GLO)- Năm 2006, Binh đoàn 15 bắt đầu triển khai thực hiện mô hình “gắn kết hộ” giữa hộ công nhân người Kinh và hộ công nhân người dân tộc thiểu số (DTTS). Đến nay, mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn biên giới.