Gia Lai phấn đấu đến năm 2025 có 86% gia đình đạt danh hiệu "Gia đình văn hóa"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW, ngày 24-6-2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới.

 Hạnh phúc mẹ và con. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)
Hạnh phúc mẹ và con. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)

Theo đó, kế hoạch được triển khai nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân về vị trí, vai trò của gia đình và công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới; xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2020-2025).

Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị-xã hội trong việc huy động cả hệ thống chính trị, toàn xã hội tham gia vào công tác xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Kế hoạch đặt mục tiêu cụ thể cho từng năm tiếp theo, trong đó phấn đấu giảm 18,6% số vụ bạo lực gia đình so với năm 2021, 81,5% gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” vào năm 2022; giảm 30% số vụ bạo lực gia đình so với năm 2022; 83,5% gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” vào năm 2023; giảm 46% số vụ bạo lực gia đình so với năm 2023; 84,5% gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” vào năm 2024; giảm 75% số vụ bạo lực gia đình so với năm 2024; 86% gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” vào năm 2025.

Đến năm 2030 phấn đấu giảm thấp hơn từ 85-95% số vụ bạo lực gia đình so với năm 2025; toàn tỉnh có từ 90-95% gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” hàng năm.

Để đạt được mục tiêu trên, UBND tỉnh cũng đề ra các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Trong đó, tăng cường nhận thức đúng về vai trò, tầm quan trọng của gia đình và công tác xâỵ dựng gia đình trong tình hình mới. Công tác xây dựng gia đình vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển bền vững đất nước.

Cán bộ, đảng viên phải nêu gương và vận động Nhân dân tích cực tham gia xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh. Xây dựng danh mục dịch vụ công thuộc lĩnh vực gia đình. Phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản đối với gia đình, hỗ trợ về kiến thức xây dựng gia đình phát triển bền vững, hạnh phúc và thực hiện bình đẳng giới. Gắn việc thực hiện công tác xây dựng gia đình với Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về công tác xây dựng gia đình, xây dựng, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng nhân lực làm công tác gia đình theo hướng tích hợp đa ngành (với các lĩnh vực dân số, bình đẳng giới và trẻ em.

Xây dựng dữ liệu số về gia đình để làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội. Đẩy mạnh, đổi mới hình thức tuyên truyền, giáo dục chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình trên báo chí và mạng xã hội về các chuẩn mực, giá trị văn hóa gia đình, về kiến thức, kỹ năng xây dựng gia đình và phòng-chống xâm hại trẻ em trong gia đình; các rủi ro đối với gia đình, giúp người dân chủ động phòng ngừa các ảnh hưởng tiêu cực đến gia đình, vận động xóa bỏ nạn tảo hôn, chấm dứt tình trạng hôn nhân cận huyết thống để cải thiện tầm vóc, sức khỏe hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số.

Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình. Phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng, xã hội trong việc xây dựng môi trường văn hóa, con người Việt Nam giàu lòng nhân ái, khoan dung, chân thành, tín nghĩa, trọng đạo lý, cần cù, chăm chỉ, tiết kiệm, sáng tạo, khát vọng, hiện đại.

Nâng cao hiệu quả, tính thiết thực xây dựng gia đình văn hóa trong Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” ngày càng đi vào chiều sâu và chất lượng.

 

KIỀU PHAN

Có thể bạn quan tâm

"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

(GLO)-Kiến vàng là món ăn yêu thích và có từ lâu đời trong văn hóa ẩm thực của người Jrai sinh sống trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Để tìm bắt loại sản vật này, người dân phải mất nhiều thời gian và phải chịu được cảm giác đau khi bị kiến đốt.
Bánh tráng: Món ăn dân dã

Bánh tráng: Món ăn dân dã

(GLO)- Ngày nay, hầu như nhà nào cũng có vài ràng bánh tráng gạo dự trữ trong nhà. Đó là món bánh tiện dụng, dễ dùng, chỉ cần nhúng qua nước sạch để một lát là có ngay một thức ăn nhanh, ngon. Bánh tráng ăn thay cơm hoặc nướng lên ăn cho vui khi lai rai vài chén cùng bạn bè.
Thí sinh Nguyễn Cẩm Nhung đạt giải nhất kỳ thi thứ 6 tìm hiểu 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Thí sinh Nguyễn Cẩm Nhung đạt giải nhất kỳ thi thứ 6 tìm hiểu 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

(GLO)- Ngày 15-4, Ban tổ chức Cuộc thi tìm hiểu “70 năm Chiến thắng Điện Biên phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh-Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn” với chủ đề “Điện Biên Phủ và đường Hồ Chí Minh-Ý chí, trí tuệ Việt Nam” đã thông báo danh sách thí sinh đạt giải tại kỳ thi thứ 6.
Bàn giao 2 công trình giếng khoan và tặng quà cho người nghèo tại huyện Phú Thiện, Chư Sê

Bàn giao 2 công trình giếng khoan và tặng quà cho người nghèo tại huyện Phú Thiện, Chư Sê

(GLO)- Ngày 11-4, Ban Thường trực Giáo hội Phật giáo huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) cùng Nhóm Thiện nguyện tỉnh An Giang phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Phú Thiện, Chư Sê tổ chức khánh thành công trình giếng khoan cho các trường học và tặng quà cho người nghèo, học sinh khó khăn trên địa bàn.