Tổ Covid cộng đồng: "Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các tổ Covid cộng đồng ở huyện Chư Pưh luôn bám sát phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” nhằm hỗ trợ lực lượng chức năng trong công tác phòng-chống dịch bệnh.
Cộng đồng trách nhiệm 
Từ tháng 5-2021 đến nay, làng Kênh Hmek (xã Ia Le) có 5 công dân thực hiện cách ly tập trung và 8 công dân cách ly tại nhà do trở về từ vùng dịch hoặc liên quan đến các trường hợp dương tính với Covid-19. Để đảm bảo công tác phòng-chống dịch, tổ Covid cộng đồng làng Kênh Hmek được kích hoạt. 
Anh Ksor Xương-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Kênh Hmek-chia sẻ: “Chúng tôi đã phân công cụ thể từng khu vực dân cư cho các thành viên để thuận tiện hơn trong việc giám sát. Nếu phát hiện công dân không thực hiện đúng theo quy định cách ly sẽ báo Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 xã để có hình thức xử lý phù hợp. Ngoài ra, các thành viên cũng kịp thời nắm bắt tình hình đời sống của công dân đang thực hiện cách ly để vận động bà con trong làng hỗ trợ lương thực, thực phẩm”.
Lãnh đạo xã Ia Le thăm, tặng quà chốt kiểm soát phòng-chống dịch Covid-19 ở gần làng Brêl. Ảnh: Thiên Di
Lãnh đạo xã Ia Le (huyện Chư Pưh) thăm, tặng quà chốt kiểm soát phòng-chống dịch Covid-19 ở gần làng Brêl. Ảnh: Thiên Di
Tương tự, tại xã Ia Phang, tổ Covid cộng đồng thôn Hòa Lộc được đánh giá là điểm sáng trong hoạt động phòng-chống dịch. Đây là thôn có số lượng công dân trở về địa phương nhiều nhất xã với 66 người, trong đó có 39 người cách ly tại nhà và 27 người cách ly tập trung. Dù số lượng công dân thực hiện biện pháp tự cách ly đông nhưng 10 thành viên của tổ Covid cộng đồng thôn Hòa Lộc đã thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. “Mỗi thành viên được giao quản lý 1 cụm dân cư gồm 38-40 hộ dân. Hàng ngày, các thành viên báo cáo tình hình thực tế tại nơi mình quản lý; trên cơ sở đó, tổ tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 xã. Chúng tôi cũng thường xuyên quan tâm cuộc sống của các công dân thực hiện cách ly. Khi biết những trường hợp không đủ lương thực, thực phẩm, đồ dùng sinh hoạt thì vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ. Chúng tôi cũng đã kêu gọi được nhiều nhà hảo tâm hỗ trợ cho một số công dân muốn trở về địa phương nhưng không có kinh phí”-anh Võ Ngọc Giàu-Bí thư Chi bộ kiêm Tổ trưởng tổ Covid cộng đồng thôn Hòa Lộc-bộc bạch.
Huyện Chư Pưh hiện có 74 tổ Covid cộng đồng hoạt động tại các thôn, làng. Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo phòng-chống Covid-19 huyện, các tổ đã thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát việc cách ly tại nhà, vận động người dân thực hiện các biện pháp phòng dịch và tích cực trợ giúp truy vết các trường hợp liên quan đến người nhiễm Covid-19. 
Nâng cao hiệu quả phòng-chống dịch
Tính từ ngày 20-7 đến 25-7, huyện Chư Pưh ghi nhận 1.482 công dân trở về địa phương từ vùng có dịch, trong đó có 489 trường hợp cách ly và 993 trường hợp theo dõi y tế tại nhà. Riêng ngày 25-7, có 25 trường hợp trở về địa phương. Huyện chưa ghi nhận trường hợp F0 nhưng có 1 trường hợp F1 và 17 trường hợp F2 đang cách ly.  
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, các cấp chính quyền huyện Chư Pưh đang đẩy mạnh công tác phòng-chống dịch. Trong đó, chú trọng công tác phòng dịch từ thôn, làng. Ông Lê Viết Trung-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Le-thông tin: “Xã Ia Le tiếp giáp với tỉnh Đak Lak nên tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh lây lan vào địa bàn. Ngoài chốt của tỉnh, chúng tôi còn có 1 chốt kiểm soát phòng-chống dịch Covid-19 ở gần làng Brêl. Chúng tôi hỗ trợ kinh phí, thăm hỏi động viên để các thành viên ở chốt tập trung làm nhiệm vụ, không được chủ quan, lơ là. Đồng thời, tiếp tục đôn đốc 12 tổ Covid cộng đồng của xã tích cực hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả phòng-chống dịch”.
5. Tuyên truyền nâng cao ý thức tự phòng-chống dịch Covid-19
Tổ Covid cộng đồng tuyên truyền người dân nâng cao ý thức phòng-chống dịch. Ảnh: Thiên Di
Tại thị trấn Nhơn Hòa, ông Nguyễn Tưởng-Bí thư Chi bộ kiêm Tổ trưởng tổ Covid cộng đồng thôn Hòa Bình-cho hay: “Chúng tôi tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức phòng-chống dịch. Hiện chúng tôi đang vận động các doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn ủng hộ kinh phí để hỗ trợ các trường hợp cách ly có hoàn cảnh khó khăn”.
Một hoạt động khác cũng đang được các tổ Covid cộng đồng chú trọng triển khai là lên danh sách công dân có nhu cầu trở về địa phương; hỗ trợ các cơ quan chức năng trong việc truy vết các trường hợp liên quan đến những ca dương tính với Covid-19. Ông Phạm Ngọc Tuấn-Phó Chủ tịch UBND thị trấn Nhơn Hòa-cho biết: “Thời gian qua, các tổ Covid cộng đồng triển khai khá tốt công việc được giao, góp phần truy vết nhanh các đối tượng, giám sát cách ly. Chúng tôi cũng đã chỉ đạo các tổ chú trọng hơn nữa việc lập danh sách cụ thể, chi tiết sẽ giúp cho việc xây dựng phương án tham mưu giúp huyện hình thức hỗ trợ nếu có công dân ở vùng dịch muốn trở về địa phương”.
THIÊN DI

Có thể bạn quan tâm

Để khát vọng Pleiku "cao nguyên xanh" trở thành hiện thực

Để khát vọng Pleiku "cao nguyên xanh" trở thành hiện thực

(GLO)- Pleiku đã khai thác và phát huy hiệu quả bản sắc văn hóa con người đã được vun đắp qua suốt chiều dài lịch sử. Đó là lòng yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng; là khát vọng vươn lên vì bình yên, hạnh phúc của cá nhân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc…
Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

(GLO)- Không có đất sản xuất và công việc ổn định, vợ chồng chị Nguyễn Thị Hồng Thủy (SN 1987, thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) hàng ngày phải bươn chải để kiếm sống và chăm sóc 2 người con trai mắc bệnh bại não.
Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

(GLO)- Xót thương những mảnh đời bất hạnh, suốt 40 năm qua, bà Phạm Thị Hồng (tổ 7, phường Ia Kring, TP. Pleiku) đã nhận nuôi hàng trăm trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, trẻ chậm phát triển trí tuệ. Được nuôi dạy chu đáo tại nhà số 57 Trần Nhật Duật, các cháu đều trìu mến gọi bà Hồng là mẹ nuôi.