Phụ nữ dân tộc thiểu số tiết kiệm để phát triển kinh tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhờ tham gia “Nhóm tiết kiệm lúa theo mùa” mà nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số ở phường Trà Bá (TP. Pleiku) đã hình thành được thói quen tiết kiệm, quản lý chi tiêu trong gia đình, góp phần phát triển sản xuất, cải thiện đời sống.
Trước đây, cuộc sống gia đình chị H’Đen (làng Ngó) gặp nhiều khó khăn do không có vốn để phát triển sản xuất. Cuối năm 2017, sau khi tham gia “Nhóm tiết kiệm lúa theo mùa”, chị H’Đen được vay 20 triệu đồng mua 2 con heo nái làm giống. Mỗi năm, heo sinh 2 lứa, gia đình chị thu về trên 30 triệu đồng sau khi trừ chi phí. Chị chia sẻ: “Nhờ được vay vốn của nhóm tiết kiệm, tôi có thêm điều kiện để phát triển sản xuất. Vì vậy, mỗi năm 2 vụ lúa, tôi đều tham gia đóng góp 3 tạ thóc vừa góp phần giúp đỡ những chị em khác, vừa xem đó là nguồn tiết kiệm để gia đình có vốn đầu tư phát triển sản xuất”.
Chị H’Đen (thứ 3 từ phải sang) được vay vốn từ nhóm tiết kiệm để mua heo nái về phát triển kinh tế. Ảnh: Trần Dung
Chị H’Đen (thứ 3 từ phải sang) được vay vốn từ nhóm tiết kiệm để mua heo nái về phát triển kinh tế. Ảnh: Trần Dung
Làng Ngó hiện có 8 nhóm tiết kiệm lúa theo mùa do chị em phụ nữ trong làng tự quản. Mỗi nhóm trung bình có khoảng 10 chị em tham gia. Đến vụ thu hoạch, mỗi chị sẽ tự nguyện đóng góp vào nhóm từ 2 đến 5 bao lúa (60 kg/bao). Mỗi lần bán lúa, mỗi nhóm thu về từ 20 đến 25 triệu đồng. Chị H’Suem-Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ làng Ngó-cho hay: “Trung bình mỗi năm, 8 nhóm tiết kiệm lúa theo mùa của làng sẽ giúp 8 chị bằng cách xoay vòng nguồn vốn. Từ mô hình này, chúng tôi thấy mọi người trở nên gần gũi và biết giúp đỡ nhau hơn. Đặc biệt, mô hình góp phần giúp chị em phát huy hiệu quả trong việc tạo nguồn vốn để phát triển sản xuất”.
Mỗi vụ lúa, mỗi chị sẽ tự nguyện đóng góp vào nhóm từ 2 đến 5 bao lúa. Ảnh Trần Dung
Sau vụ thu hoạch, mỗi chị sẽ tự nguyện đóng góp vào nhóm tiết kiệm từ 2 đến 5 bao lúa. Ảnh: Trần Dung
Từ năm 2016 đến nay, Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Trà Bá đã thành lập 13 nhóm tiết kiệm do chị em tự quản với sự tham gia của gần 100 hội viên là người dân tộc thiểu số tại 3 làng: Ngó, Khươn và Ngol. Mỗi năm, các hội viên đóng góp lúa 2 lần để tiết kiệm tùy theo nguồn thu nhập của gia đình. Nguồn vốn này để giúp những hội viên có hoàn cảnh khó khăn vay đầu tư chăn nuôi và mua giống cây hoặc dùng để đóng tiền học phí cho con, sửa sang nhà cửa... 5 năm qua, mô hình đã giúp nhiều chị em dân tộc thiểu số có cơ hội tiếp cận nguồn vốn để phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống với tổng số tiền gần 500 triệu đồng.
Trao đổi với P.V, bà Nguyễn Thị Phương Thu-Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Trà Bá-cho biết: “Đây là mô hình có ý nghĩa thiết thực, không chỉ xây dựng thói quen tiết kiệm tiền cho phụ nữ mà còn giúp chị em biết cách sử dụng đồng tiền đúng mục đích để tạo dựng nguồn tài chính và phát triển kinh tế cho gia đình. Thời gian tới, Hội sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình này trên toàn phường”.
TRẦN DUNG

Có thể bạn quan tâm

"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

(GLO)-Kiến vàng là món ăn yêu thích và có từ lâu đời trong văn hóa ẩm thực của người Jrai sinh sống trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Để tìm bắt loại sản vật này, người dân phải mất nhiều thời gian và phải chịu được cảm giác đau khi bị kiến đốt.
Bánh tráng: Món ăn dân dã

Bánh tráng: Món ăn dân dã

(GLO)- Ngày nay, hầu như nhà nào cũng có vài ràng bánh tráng gạo dự trữ trong nhà. Đó là món bánh tiện dụng, dễ dùng, chỉ cần nhúng qua nước sạch để một lát là có ngay một thức ăn nhanh, ngon. Bánh tráng ăn thay cơm hoặc nướng lên ăn cho vui khi lai rai vài chén cùng bạn bè.
Thí sinh Nguyễn Cẩm Nhung đạt giải nhất kỳ thi thứ 6 tìm hiểu 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Thí sinh Nguyễn Cẩm Nhung đạt giải nhất kỳ thi thứ 6 tìm hiểu 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

(GLO)- Ngày 15-4, Ban tổ chức Cuộc thi tìm hiểu “70 năm Chiến thắng Điện Biên phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh-Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn” với chủ đề “Điện Biên Phủ và đường Hồ Chí Minh-Ý chí, trí tuệ Việt Nam” đã thông báo danh sách thí sinh đạt giải tại kỳ thi thứ 6.
Bàn giao 2 công trình giếng khoan và tặng quà cho người nghèo tại huyện Phú Thiện, Chư Sê

Bàn giao 2 công trình giếng khoan và tặng quà cho người nghèo tại huyện Phú Thiện, Chư Sê

(GLO)- Ngày 11-4, Ban Thường trực Giáo hội Phật giáo huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) cùng Nhóm Thiện nguyện tỉnh An Giang phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Phú Thiện, Chư Sê tổ chức khánh thành công trình giếng khoan cho các trường học và tặng quà cho người nghèo, học sinh khó khăn trên địa bàn.