Krông Pa ngăn dịch Covid-19 xâm nhiễm vào cộng đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 ở nhiều địa phương, nhất là tại 2 địa bàn giáp ranh là Phú Yên và Đak Lak, huyện Krông Pa đã chủ động triển khai quyết liệt các giải pháp ngăn dịch bệnh xâm nhiễm vào cộng đồng.
Kiểm soát chặt từ cửa ngõ
Ngay sau khi dịch bùng phát tại tỉnh Phú Yên, UBND tỉnh đã thành lập chốt kiểm soát phòng-chống dịch Covid-19 tại xã Chư Ngọc, huyện Krông Pa. Theo đó, tất cả người và phương tiện qua chốt kiểm soát đều phải thực hiện khai báo y tế, đo thân nhiệt và phun hóa chất khử khuẩn phương tiện. Thiếu tá Bùi Đức Phúc-cán bộ Phòng Cảnh sát Giao thông (Công an tỉnh) thực hiện nhiệm vụ tại chốt Chư Ngọc-cho biết: “Chúng tôi tổ chức trực 24/24 giờ và kiểm tra tất cả phương tiện đi vào địa bàn tỉnh. Các cá nhân đi vào địa phận đều phải dừng lại khai báo y tế, đo thân nhiệt, điều tra dịch tễ ban đầu nhằm phát hiện và thông báo kịp thời cho các địa phương để có phương án phòng-chống dịch hiệu quả”.
Tạm thời phong tỏa thị trấn Phú Túc huyện Krông Pa
Khu vực phong tỏa tạm thời tại thị trấn Phú Túc (huyện Krông Pa) để phòng-chống dịch Covid-19 (ảnh chụp ngày 17-7-2021). Ảnh: Lê Nam
Cùng với chốt kiểm soát phòng-chống dịch Covid-19 do UBND tỉnh thành lập trên quốc lộ 25 tại xã Chư Ngọc, UBND huyện Krông Pa cũng thành lập thêm chốt kiểm soát dịch tại xã Đất Bằng giáp ranh với tỉnh Phú Yên và chốt tại xã Krông Năng giáp ranh với tỉnh Đak Lak. Đồng thời, huyện cũng thành lập thêm 8 chốt phòng-chống dịch Covid-19 tại các tuyến đường liên huyện, xã. Thượng úy Phạm Quang Ngọc (Công an xã Đất Bằng) cho hay: “Chúng tôi xác định đây là nhiệm vụ rất quan trọng nhằm ngăn chặn dịch Covid-19 xâm nhiễm vào địa bàn nên tất cả mọi người đều cố gắng hết sức để hoàn thành nhiệm vụ. Lực lượng làm nhiệm vụ tại chốt thay phiên nhau trực 24/24 giờ để không bỏ sót một trường hợp nào vào địa bàn mà không khai báo y tế”.
Không để dịch lây lan
Để chủ động ứng phó với tình hình dịch bệnh, Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 huyện Krông Pa yêu cầu các địa phương khẩn trương tổ chức truy vết và quản lý chặt chẽ các trường hợp F1, F2 trên địa bàn. Đồng thời, tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng-chống dịch bệnh đến người dân. Cùng với đó, UBND các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động và yêu cầu tạm ngừng các lễ hội, hoạt động karaoke, massage, các quán nhậu, hàng quán buôn bán trên vỉa hè, các điểm truy cập internet, trò chơi điện tử... Ngoài ra, các địa phương thành lập tổ kiểm tra, xử lý những trường hợp không đeo khẩu trang khi ra đường và tại nơi công cộng. Song song với đó, 295 tổ Covid cộng đồng giám sát chặt chẽ người về từ vùng có dịch, quản lý người cách ly tại nhà. Hệ thống y tế từ huyện đến xã tập trung rà soát, giám sát nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi nhiễm Covid-19 tại cộng đồng và tổ chức lấy mẫu xét nghiệm đối với các trường hợp nghi ngờ và giám sát chặt chẽ việc cách ly y tế tại hộ gia đình, nơi cư trú. Các địa phương rà soát, lập danh sách bổ sung tất cả các trường hợp F1, F2, F3.
Ông Ksor Ngak (bìa phải)-Trưởng ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Krông Pa thặm, tặng quà chốt kiểm soát phòng-chống dịch Covid 19 tại xã Chư Ngọc. Ảnh: Ngô Mạo
Ông Ksor Ngak (bìa phải)-Trưởng ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Krông Pa thặm, tặng quà chốt kiểm soát phòng-chống dịch Covid 19 tại xã Chư Ngọc. Ảnh: Ngô Mạo
Ông Nguyễn Tiến Đãng-Phó Chủ tịch UBND huyện, Phó ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 huyện Krông Pa-cho biết: “Thời gian qua, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, UBND các xã, thị trấn triển khai kịp thời và đồng bộ công tác phòng-chống dịch Covid-19. Các cơ quan, đơn vị tập trung truy vết các trường hợp F1, F2 và kiểm soát chặt chẽ các trường hợp F2 cách ly tại nhà; nắm chắc số công dân từ vùng dịch về để có biện pháp cách ly y tế, cách ly tại nhà để theo dõi. Đồng thời, tuyên truyền, vận động người dân tự giác thực hiện thông điệp 5K, thực hiện nghiêm lệnh phong tỏa tại thị trấn Phú Túc theo quyết định của Ban Chỉ đạo tỉnh”.
Cũng theo Phó Chủ tịch UBND huyện, bên cạnh việc phòng-chống dịch, vấn đề đảm bảo hàng hóa tiêu dùng cho người dân là hết sức quan trọng. Theo đó, UBND huyện yêu cầu các cơ quan chức năng theo dõi sát tình hình thị trường, lưu thông hàng hóa, dịch vụ, đặc biệt là mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu; tổ chức kiểm tra và xử lý kịp thời các hành vi như: găm hàng, đầu cơ, nâng giá bán, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ…
Từ ngày 20-5 đến 25-7, huyện Krông Pa ghi nhận 3 ca nhiễm vi rút SARS-CoV-2; 261 trường hợp F1 được cách ly tại khu cách ly tập trung (89 ca hoàn thành thời gian cách ly); 1.752 F2 cách ly tại nhà và nơi lưu trú (676 trường hợp hoàn thành thời gian cách ly); 2.760 F3 được khai báo y tế và theo dõi sức khỏe. Có 2.430 trường hợp đã lấy mẫu xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2. 
LÊ NAM - NGÔ MẠO

Có thể bạn quan tâm

Để khát vọng Pleiku "cao nguyên xanh" trở thành hiện thực

Để khát vọng Pleiku "cao nguyên xanh" trở thành hiện thực

(GLO)- Pleiku đã khai thác và phát huy hiệu quả bản sắc văn hóa con người đã được vun đắp qua suốt chiều dài lịch sử. Đó là lòng yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng; là khát vọng vươn lên vì bình yên, hạnh phúc của cá nhân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc…
 Đak Pơ trao mô hình sinh kế cho 2 phụ nữ nghèo

Đak Pơ trao mô hình sinh kế cho 2 phụ nữ nghèo

(GLO)- Chiều 22-3, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội LHPN xã Phú An và Câu lạc bộ tấm lòng vàng thị xã An Khê thực hiện phần việc “trách nhiệm với cộng đồng” và phát động cuộc thi “Phụ nữ Gia Lai khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” năm 2024
Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

(GLO)- Không có đất sản xuất và công việc ổn định, vợ chồng chị Nguyễn Thị Hồng Thủy (SN 1987, thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) hàng ngày phải bươn chải để kiếm sống và chăm sóc 2 người con trai mắc bệnh bại não.
Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

(GLO)- Xót thương những mảnh đời bất hạnh, suốt 40 năm qua, bà Phạm Thị Hồng (tổ 7, phường Ia Kring, TP. Pleiku) đã nhận nuôi hàng trăm trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, trẻ chậm phát triển trí tuệ. Được nuôi dạy chu đáo tại nhà số 57 Trần Nhật Duật, các cháu đều trìu mến gọi bà Hồng là mẹ nuôi.