Gia Lai: Dự kiến từ 24-7, đón công dân của tỉnh có hoàn cảnh khó khăn, cấp bách từ vùng dịch về địa phương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 20-7, UBND tỉnh Gia Lai có Quyết định số 633/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ công tác chuyên trách triển khai việc tiếp nhận công dân tỉnh Gia Lai đang công tác, học tập, làm ăn tại TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương về tỉnh Gia Lai và Kế hoạch số 970/KH-UBND về việc tổ chức đón công dân của tỉnh Gia Lai có hoàn cảnh khó khăn, cấp bách từ vùng dịch về địa phương.

Theo đó, Tổ công tác do ông Đỗ Tiến Đông-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh làm Tổ trưởng. 

  Tổ công tác chuyên trách triển khai việc tiếp nhận công dân tỉnh Gia Lai đang công tác, học tập, làm ăn tại TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương về tỉnh Gia Lai.  Ảnh: Văn Ngọc
Đối tượng tiếp nhận là công dân của tỉnh Gia Lai đang lao động, học tập, làm việc, chữa bệnh tại TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương gặp khó khăn, có nhu cầu cấp bách được về địa phương.
Ảnh: Văn Ngọc

Nhiệm vụ của Tổ công tác: Tham mưu UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch của tỉnh triển khai kịp thời, cụ thể các nhiệm vụ, giải pháp theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 947/UBND-KGVX ngày 15-7-2021 của UBND tỉnh về việc nắm số lượng và tình hình công dân tỉnh Gia Lai đang công tác, học tập, làm ăn tại TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương. Thành viên Tổ công tác căn cứ chức năng nhiệm vụ của ngành và chỉ đạo của UBND tỉnh tại Văn bản số 947/UBND-KGVX và các văn bản khác có liên quan chủ động tham mưu Tổ trưởng các kế hoạch, phương án cụ thể để chỉ đạo triển khai nhiệm vụ. Tổ công tác hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm; Tổ trưởng, Tổ phó Thường trực, các Tổ phó sử dụng con dấu của cơ quan đang công tác trong thực hiện nhiệm vụ. Giao Sở Lao động-Thương binh và Xã hội làm Thường trực Tổ công tác.

Theo Kế hoạch số 970/KH-UBND của UBND tỉnh, đối tượng tiếp nhận là công dân của tỉnh Gia Lai đang lao động, học tập, làm việc, chữa bệnh tại TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương thật sự gặp khó khăn, có nhu cầu cấp bách được về địa phương. Công dân đã đăng ký hỗ trợ và hoàn thành các thủ tục theo yêu cầu của UBND TP. Hồ Chí Minh và UBND tỉnh Bình Dương được tiếp nhận, đón về địa phương và thực hiện cách ly tập trung theo quy định. Ưu tiên người thật sự khó khăn, có nhu cầu cấp bách như người già: trẻ em; phụ nữ mang thai; lao động gặp khó khăn, mất việc làm; học sinh, sinh viên không có nơi lưu trú; người đi khám-chữa bệnh bị giãn các tại TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương; người dân tộc thiểu số. Địa phương tổ chức đón: ưu tiên đón công dân Gia Lai ở tỉnh Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh.

Về số lượng, trước mắt dự kiến đón 1.000 người. Trong tổng số rà soát là hơn 6.500 công dân, trong đó tại TP. Hồ Chí Minh là hơn 3.800 công dân tỉnh Bình Dương là hơn 2.700 công dân. Trên cơ sở đăng ký của công dân cần hỗ trợ về địa phương cho UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát (sau khi xem xét, chọn lọc ưu tiên cho công dân đang gặp khó khăn cần hỗ trợ gấp).

Thời gian dự kiến bắt đầu từ ngày 24-7-2021 cho đến khi tỉnh Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh hết giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Hoàn thành công tác tiếp nhận, đón công dân Gia Lai đang tạm trú tại TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương theo tiêu chí ưu tiên về cách ly y tế tại tập trung sau khi thống nhất với UBND TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương về địa điểm tập kết và thời gian tiếp nhận công dân của tỉnh Gia Lai (đảm bảo đối tượng ưu tiên đón trước).

 

PHAN KIỀU

Có thể bạn quan tâm

602 phần quà tặng người nghèo, người khuyết tật huyện Krông Pa, Đak Đoa và Đak Pơ

602 phần quà tặng người nghèo, người khuyết tật huyện Krông Pa, Đak Đoa và Đak Pơ

(GLO)- Ngày 16 và 17-3, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Gia Lai phối hợp với Hội Chữ thập đỏ các huyện: Krông Pa, Đak Đoa, Đak Pơ và Đoàn từ thiện Phước Huệ (phường 15, Quận 6, TP. Hồ Chí Minh) tặng quà cho người dân tộc thiểu số nghèo, bệnh nhân phong, người khuyết tật tại địa phương.
Xây dựng Gia Lai phát triển nhanh, bền vững, giàu bản sắc

Xây dựng Gia Lai phát triển nhanh, bền vững, giàu bản sắc

(GLO)- 49 năm kể từ ngày Gia Lai hoàn toàn giải phóng (17/3/1975-17/3/2024) song tiếng vọng từ lịch sử vẫn mãi là niềm tự hào, là hành trang để Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc trong tỉnh vững bước đi lên, chung tay xây dựng tỉnh nhà phát triển nhanh, bền vững, giàu bản sắc.

Báo Gia Lai nỗ lực chuyển đổi số

Báo Gia Lai nỗ lực chuyển đổi số

(GLO)- Hơn 24 ngàn lượt theo dõi Fanpage, 1.500 lượt theo dõi trên YouTube, 4.000 lượt theo dõi trên Zalo OA là những con số thể hiện sự kiên trì và quyết tâm vươn lên, đáp ứng yêu cầu đổi mới kể từ khi Báo Gia Lai công bố sản xuất nội dung trên các nền tảng mạng xã hội vào tháng 10-2021.
Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam

Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam

(GLO)- Thời gian qua, các cấp Hội Nạn nhân chất độc da cam (CĐDC)/dioxin trong tỉnh luôn bám sát cơ sở, tham mưu kịp thời cho các cơ quan có thẩm quyền và tích cực phối hợp với các đơn vị tổ chức nhiều hoạt động giúp đỡ hội viên.
Chư Pưh phát huy hiệu quả nguồn vốn chính sách

Chư Pưh phát huy hiệu quả nguồn vốn chính sách

(GLO)-

Những năm qua, nhờ phát huy hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách Xã hội, nhiều hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đã từng bước vượt qua khó khăn, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Đak Pơ ra mắt “Tổ phụ nữ ứng dụng công nghệ 4.0”

Đak Pơ ra mắt “Tổ phụ nữ ứng dụng công nghệ 4.0”

(GLO)- Sáng 11-3, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Gia Lai khai mạc hội nghị truyền thông ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối mạng xã hội an toàn trong hoạt động Hội năm 2024 cho 100 chi hội trưởng phụ nữ và cán bộ Hội LHPN các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đak Pơ.
Những thoáng dịu dàng

Những thoáng dịu dàng

(GLO)- Tôi rất thích câu ngạn ngữ Nga: “Nếu có 2 cái bánh mì, tôi sẽ bán 1 cái để mua hoa hồng, vì tâm hồn cũng cần phải được ăn uống”. Câu nói thể hiện nhu cầu cân bằng hài hòa giữa vật chất và tinh thần trong đời sống con người.