Hạn chế tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành Kế hoạch số 492/KH-UBND về thực hiện Đề án "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025" (giai đoạn II) trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, thời gian thực hiện là giai đoạn 2021-2025, phạm vi triển khai là tất cả vùng đồng bào DTTS thuộc 17 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh với các hoạt động truyền thông, vận động, tư vấn, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của đồng bào DTTS về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; biên soạn, phát hành tài liệu, sản phẩm tuyên truyền về hôn nhân và phòng-chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống bằng tiếng Việt, Bahnar, Jrai; xây dựng, triển khai nhân rộng mô hình điểm và các mô hình chuyên đề “Can thiệp làm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”; tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác dân tộc, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền...
Đối tượng là thanh niên, người chưa thành niên đủ từ 10 tuổi trở lên cả nam và nữ, phụ huynh học sinh hoặc cha mẹ của nam nữ thanh niên DTTS, cán bộ cơ sở tham gia tuyên truyền ngăn ngừa tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng DTTS, các hội đoàn thể, già làng, trưởng thôn, người có uy tín trong đồng bào DTTS...
Tuyên truyền về Luật Luật Hôn nhân và Gia đình ở vùng dân tộc thiểu số. Ảnh: Thanh Nhật
Tuyên truyền về Luật Hôn nhân và Gia đình ở vùng dân tộc thiểu số. Ảnh: Thanh Nhật
Đề án cũng đề ra mục tiêu giảm bình quân 2% đến 3%/năm số cặp tảo hôn và 3% đến 5%/năm số cặp kết hôn cận huyết thống đối với các địa bàn vùng DTTS có tỷ lệ tảo hôn, kết hôn cận huyết thống cao. Phấn đấu đến năm 2025 ngăn chặn, hạn chế tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS… Đồng thời, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của xã hội, cộng đồng và người dân vùng DTTS trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình. Tạo sự đồng thuận trong xã hội nhằm ngăn ngừa hiệu quả tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực cho vùng DTTS.
Ủy ban nhân dân tỉnh giao Ban Dân tộc tỉnh là cơ quan thường trực chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh tổ chức triển khai các hoạt động theo Kế hoạch thực hiện Đề án; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện, định kỳ báo cáo UBND tỉnh và Ủy ban Dân tộc theo quy định…
Sở Tư pháp phối hợp biên soạn tài liệu, sản phẩm truyền thông, tài liệu tập huấn về kiến thức, kỹ năng truyền thông vận động tư vấn pháp luật liên quan về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đưa vào nội dung tuyên truyền, cũng như hướng dẫn các đơn vị trực thuộc tổ chức các hoạt động tư vấn pháp luật, trợ gíup pháp lý liên quan việc kết hôn ở vùng DTTS…
Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai giáo dục lồng ghép về giới tính, các quy định pháp luật về hôn nhân gia đình, tác hại và hậu quả của tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống để nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành đối với học sinh, thanh-thiếu niên người DTTS… Bên cạnh đó, MTTQ và đoàn thể các cấp có kế hoạch lồng ghép các nội dung về giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vào hoạt động của ngành. 
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố củng cố kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện Đề án cấp huyện. Chủ động bố trí kinh phí và xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp, thiết thực, đạt hiệu quả. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình hình tảo hôn, có biện pháp cụ thể để ngăn ngừa và xử lý các trường hợp tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Đưa mục tiêu, nhiệm vụ về hôn nhân gia đình, phòng-chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vào chương trình, kế hoạch hoạt động của địa phương.
THANH NHẬT

Có thể bạn quan tâm

Bình yên làng Lơ Pơ

Bình yên làng Lơ Pơ

(GLO)- Nằm sâu giữa đại ngàn Trường Sơn, làng Lơ Pơ (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn còn giữ vẻ bình yên đến lạ. Để vào được làng, du khách phải men theo nhiều đoạn đường đất uốn lượn rồi vượt qua những con đường mòn vắt vẻo giữa đồi núi quanh co.

Cả nhà bị bệnh

Cả nhà bị bệnh

(GLO)- Gần 2 năm qua, ông Đặng Chí Thành (thôn 1, xã Ia Tôr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) phải chạy vạy khắp nơi để có tiền chữa bệnh u ác tính cho vợ là bà Lê Thị Xuân Bích. Cuộc sống của gia đình càng trở nên túng quẫn khi 2 cha con ông Thành cũng bị bệnh.
Hội chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Ya Hội: Cơ hội giới thiệu, quảng bá sản phẩm

Hội chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Ya Hội: Cơ hội giới thiệu, quảng bá sản phẩm

(GLO)-

Ngày 25 và 26-4, tại sân vận động xã Ya Hội (huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) diễn ra hội chợ-giao lưu văn hóa, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đây là cơ hội để người dân giới thiệu, quảng bá văn hóa và sản phẩm của địa phương.

Ngành Y tế Gia Lai đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Ngành Y tế Gia Lai đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

(GLO)- Ngày 26-4, Sở Y tế Gia Lai tổ chức hội nghị đánh giá các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh đối với các hoạt động thuộc lĩnh vực Y tế-Dân số năm 2023 và kế hoạch triển khai thực hiện năm 2024; triển khai kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2026-2030.
Chư Prông: Hơn 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp

Chư Prông: Hơn 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp

(GLO)- Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” được các cấp Hội Nông dân trên địa bàn huyện Chư Prông chú trọng, phát động thường xuyên. Đến nay, huyện có trên 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi năm 2024.