Cây cầu mơ ước của người dân Ia Blang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Lâu nay, người dân thôn 1 (xã Ia Blang, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) vẫn mơ ước có cây cầu bắc qua đập tràn để đi lại. Mới đây, cây cầu mơ ước đó đã trở thành hiện thực khi chính quyền địa phương, các nhóm thiện nguyện cùng bà con chung tay xây dựng.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Khôi-Chủ tịch UBND xã Ia Blang-cho biết: Sau khi nhận được tài trợ của các nhóm thiện nguyện, UBND xã đã triển khai xây dựng cầu trong niềm phấn khởi của bà con. Cây cầu có chiều dài 12 m, rộng 3,5 m, tải trọng 10 tấn. Tổng kinh phí xây dựng là 370 triệu đồng do các nhóm thiện nguyện: Hoa Từ Bi, Nhất Tâm, Đêm Sài Gòn tài trợ. Ngoài ra, người dân hiến tặng 1.000 m2 đất, đóng góp hơn 10 triệu đồng, 150 ngày công xây dựng và giám sát công trình.
“Chúng tôi rất vui và cảm kích trước sự quan tâm, hỗ trợ của các nhóm thiện nguyện. Công trình tạo điều kiện cho người dân xã Ia Blang và các xã lân cận đi lại thuận tiện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội địa phương”-Chủ tịch UBND xã Ia Blang nhấn mạnh.
Cắt băng khánh thành cầu dân sinh 1
Cắt băng khánh thành cầu dân sinh thôn 1 (xã Ia Blang, huyện Chư Sê). Ảnh: Hồng Ngọc
Bà Phạm Thị Thu Thủy (thôn 1) chia sẻ: “Gia đình tôi có rẫy bên kia đập tràn nên thường qua lại chăm sóc cây trồng. Có đợt mưa lũ, nước lên nhanh chỉ kịp bỏ của chạy lấy người. Từ nay, tôi không còn nơm nớp lo sợ nữa”.
Còn ông Nguyễn Văn Sơn (cùng thôn) thì trải lòng: “Những năm trước, mỗi khi mưa to, nước chảy tràn lên mặt cống rất nguy hiểm. Nhiều người và phương tiện lưu thông qua đây đã bị nước cuốn trôi, trong đó có người đã thiệt mạng. Nhờ sự hỗ trợ của các nhóm thiện nguyện nên có cầu mới để đi. Bà con phấn khởi lắm”. 
Ông Nguyễn Đức Cảnh-Phó Trưởng thôn 1-cho hay: “Thôn có 234 hộ với 800 khẩu, đa số bà con làm nông nghiệp. Trước đây, giao thông cách trở nên việc tiêu thụ nông sản gặp khó khăn, thường xuyên bị thương lái ép giá. Giờ cầu được đổ bê tông, có lan can bảo vệ rất chắc chắn. Đây là niềm vui lớn của bà con trong vùng”.
Trò chuyện cùng chúng tôi, ông Trần Thanh Long-Chủ nhiệm nhóm thiện nguyện Nhất Tâm-bộc bạch: “Trực tiếp chứng kiến nỗi vất vả của người dân, các nhóm thiện nguyện đã vận động Mạnh Thường Quân hỗ trợ UBND xã Ia Blang xây dựng cầu. Bên cạnh đó, chúng tôi còn hỗ trợ 1 giếng khoan (trị giá 70 triệu đồng) cho làng Kuái và tặng trên 200 phần quà (trị giá 35 triệu đồng) cho các hộ nghèo trong xã. Mong rằng những món quà này sẽ góp phần giúp bà con vượt qua khó khăn trong cuộc sống”.
HỒNG NGỌC

Có thể bạn quan tâm

Rác thải điện tử về đâu?

Rác thải điện tử về đâu?

(GLO)- Trong khi cả thế giới đang loay hoay với cuộc chiến chống rác thải nhựa, rác thải thời trang thì một mối nguy khác đang ập tới, đó là rác thải điện tử.
Chư Prông: Hơn 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp

Chư Prông: Hơn 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp

(GLO)- Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” được các cấp Hội Nông dân trên địa bàn huyện Chư Prông chú trọng, phát động thường xuyên. Đến nay, huyện có trên 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi năm 2024.

Hạn nặng hàng trăm hộ dân Đức Cơ được Công ty 72 dùng xe bồn cấp nước sinh hoạt

Hạn nặng hàng trăm hộ dân Đức Cơ được Công ty 72 dùng xe bồn cấp nước sinh hoạt

(GLO)-

Những ngày này, người dân trên địa bàn làng Sơn và thôn Đức Hưng (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ) đang quay quắt vì hạn, không chỉ thiếu nước sản xuất mà nước sinh hoạt cũng không còn. Trước những khó khăn ấy, Công ty TNHH một thành viên 72 đã huy động xe chở nước miễn phí cho người dân.

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

(GLO)- Năm 2006, Binh đoàn 15 bắt đầu triển khai thực hiện mô hình “gắn kết hộ” giữa hộ công nhân người Kinh và hộ công nhân người dân tộc thiểu số (DTTS). Đến nay, mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn biên giới.