Phát động Chiến dịch "Chung sức cùng người dân tiêu thụ nông sản" tại 13 tỉnh thành

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sáng 23-2, trước diễn biến mới và phức tạp của dịch bệnh Covid-19 gây ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống người dân của nhiều địa phương vùng dịch, nhằm hỗ trợ người dân có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức Chiến dịch “Chung sức cùng người dân tiêu thụ nông sản”.

Theo đó, thời gian triển khai đồng loạt từ cuối tháng 2-2021 đến giữa tháng 3-2021, trong đó tập trung cao điểm trong tuần từ ngày 24-2 tới 5-3. Chiến dịch được khởi động với Điểm tập kết hỗ trợ nông sản đầu tiên tại trụ sở Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (82 Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội).

Tại lễ phát động, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phối hợp với Nhóm Tình nguyện viên Chữ thập đỏ “Mùa Thu và những người bạn” hỗ trợ tiêu thụ trên 10 tấn nông sản cho người dân vùng dịch tỉnh Hải Dương.

Hoạt động mua bán hàng nông sản diễn ra trong điều kiện đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19 với thông điệp 5K của Bộ Y tế.

Thông qua Chiến dịch, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam mong muốn góp phần lan tỏa tinh thần chia sẻ, chung tay của toàn xã hội hỗ trợ những địa phương gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19.


 

Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phát động chiến dịch chung sức cùng người dân tiêu thụ nông sản
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phát động chiến dịch chung sức cùng người dân tiêu thụ nông sản


Dự kiến trong thời gian tới, sẽ có nhiều chuyến hàng nông sản tiếp tục được thu mua, tập kết và vận chuyển thông qua Hội Chữ thập đỏ địa phương, kịp thời hỗ trợ người dân vùng dịch tiêu thụ nông sản trong lúc khó khăn. Toàn bộ số hàng hóa này đều được kiểm dịch, khử khuẩn nghiêm ngặt trước khi đến tay người tiêu dùng.
 

Đông đảo người dân Hà Nội hưởng ứng Chiến dịch
Đông đảo người dân Hà Nội hưởng ứng Chiến dịch "Chung sức cùng người dân tiêu thụ nông sản"


Chiến dịch này nằm trong Chương trình “Hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19” do Hội Chữ thập đỏ Việt Nam triển khai tại 13 tỉnh/thành phố có ca nhiễm dịch bệnh Covid-19 trong cộng đồng, gồm: Hải Dương, Quảng Ninh, Gia Lai, Bắc Ninh, Bình Dương, Hà Nội, Bắc Giang, TPHCM, Hòa Bình, Hà Giang, Điện Biên, Hải Phòng, Hưng Yên.

Đối tượng được hưởng lợi là hộ nông dân thuộc vùng dịch có nông sản cần tiêu thụ, người có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Hội Chữ thập đỏ các tỉnh, thành phố tùy theo điều kiện thực tế tại địa phương triển khai các hoạt động thu mua, điều phối và tổ chức các điểm bán tập trung mặt hàng nông sản của người dân thuộc vùng dịch; trợ giúp người dân có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh.

 

Chiến dịch
Chiến dịch "Chung sức cùng người dân tiêu thụ nông sản" sẽ làm giảm bớt khó khăn cho bà con nông dân những nơi có dịch Covid-19


Đặc biệt, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam vừa quyết định hỗ trợ 7 tỉnh, thành phố có nhiều ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng, gồm: Hải Dương, Quảng Ninh, Gia Lai, Bình Dương, Bắc Ninh, Hà Nội, TPHCM, mỗi địa phương 200 triệu đồng để trợ giúp người dân bị ảnh hưởng bởi Covid-19.
 

Theo KHÁNH NGUYỄN (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Để khát vọng Pleiku "cao nguyên xanh" trở thành hiện thực

Để khát vọng Pleiku "cao nguyên xanh" trở thành hiện thực

(GLO)- Pleiku đã khai thác và phát huy hiệu quả bản sắc văn hóa con người đã được vun đắp qua suốt chiều dài lịch sử. Đó là lòng yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng; là khát vọng vươn lên vì bình yên, hạnh phúc của cá nhân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc…
Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

(GLO)- Không có đất sản xuất và công việc ổn định, vợ chồng chị Nguyễn Thị Hồng Thủy (SN 1987, thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) hàng ngày phải bươn chải để kiếm sống và chăm sóc 2 người con trai mắc bệnh bại não.
Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

(GLO)- Xót thương những mảnh đời bất hạnh, suốt 40 năm qua, bà Phạm Thị Hồng (tổ 7, phường Ia Kring, TP. Pleiku) đã nhận nuôi hàng trăm trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, trẻ chậm phát triển trí tuệ. Được nuôi dạy chu đáo tại nhà số 57 Trần Nhật Duật, các cháu đều trìu mến gọi bà Hồng là mẹ nuôi.