Những ngày phố vắng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Với tôi lúc này, không gì khác hơn là mong dịch bệnh qua mau để lại được nhìn thấy thành phố đông đúc trở lại, thấy các em học sinh ngày ngày tung tăng đến trường.
Đường Nguyễn Thái Học (TP. Pleiku). Ảnh: Đức Thụy
Khung cảnh vắng lặng trên đường Nguyễn Thái Học (TP. Pleiku). Ảnh: Đức Thụy
Nhà tôi ở trong một con hẻm dài của Pleiku. Mỗi ngày, tôi đi làm từ đó. Vòng vèo một chút rồi xổ ra con đường lớn nhất thành phố, thẳng đến cơ quan.
So với trước năm 1975, Phố núi đã có bước phát triển vượt bậc về mọi mặt. Đường đi lối lại thông thoáng, rất hiếm khi tắc đường, kẹt xe. Tuy thế, trước nhiều cổng trường vào giờ cao điểm vẫn còn xảy ra đôi chút bất tiện vì số lượng người tham gia giao thông khá đông.
Đầu năm 2021, dịch Covid-19 đã xảy ra và kéo dài nhiều ngày. Để phòng-chống dịch, tất cả học sinh đã được cho nghỉ từ trước Tết Nguyên đán. Học sinh không đến trường kéo theo hàng loạt dịch vụ liên quan cũng phải tạm dừng. Từ các bậc phụ huynh đến cánh xe ôm, taxi đưa đón giúp đều nghiễm nhiên trở nên… “thất nghiệp”.
Mỗi ngày, hàng ngàn học sinh đến trường và trở về nơi ở của mình bằng xe đạp và các loại xe máy cũng không còn cơ hội di chuyển. Tất nhiên, cảnh từng nhóm bạn vai mang ba lô hoặc tay xách cặp cùng nhau sải bước trên hè phố, nói cười vui vẻ cũng vắng hẳn. Thành ra, đường đi lối lại trong nội thành những ngày này càng thêm rộng.
Tôi vẫn đi làm qua mấy đoạn đường thân quen, ít nhất bốn bận mỗi ngày. Những chật hẹp, bận rộn vừa mới hôm nào giờ đã khác. Hẻm gần nhà tôi như thêm rộng vì học sinh không còn đứng quanh bà bán xôi phúc hậu mỗi sáng. Đường ra phố cũng rộng thêm vì các cháu tạm thời chưa phải đến trường. Tất nhiên, cổng các ngôi trường luôn đóng và các khu vực xung quanh cũng thênh thang thấy rõ.
Mỗi lần đứng trước vạch dừng đèn đỏ, như một thói quen, tôi lại nhìn về phía trước, đằng sau và hai bên. Không hề có những màu áo học trò thân quen. Vắng học sinh tham gia giao thông, thành phố của tôi có vẻ buồn đi rất nhiều. Không thể nói khác, các công dân tương lai ấy thực sự là một phần quan trọng của nơi này. Họ không chỉ là nguồn lực mai sau mà còn là sắc màu, thanh âm, nhịp điệu của cuộc sống hôm nay.
Với tôi lúc này, không gì khác hơn là mong dịch bệnh qua mau để lại được nhìn thấy thành phố đông đúc trở lại, thấy các em học sinh ngày ngày tung tăng đến trường. Có thể, đâu đó sẽ vẫn còn chút kẹt xe hay bất tiện giao thông trong giờ cao điểm. Nhưng chẳng sao cả, không phải lo lắng về dịch bệnh thì sự phiền phức nếu có vẫn có thể vui vẻ chấp nhận.
THANH AN

Có thể bạn quan tâm

Khởi sắc Bar Măih

Khởi sắc Bar Măih

(GLO)- Từ khi triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo xã Bar Măih (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc.
Dubai ngập lụt do mưa lớn

Dubai ngập lụt do mưa lớn

(GLO)- Thành phố Dubai thuộc Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) ngày 16/4 hứng lượng mưa kỷ lục 160 mm, gấp đôi lượng mưa trung bình một năm ở nước này.
"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

(GLO)-Kiến vàng là món ăn yêu thích và có từ lâu đời trong văn hóa ẩm thực của người Jrai sinh sống trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Để tìm bắt loại sản vật này, người dân phải mất nhiều thời gian và phải chịu được cảm giác đau khi bị kiến đốt.
Bánh tráng: Món ăn dân dã

Bánh tráng: Món ăn dân dã

(GLO)- Ngày nay, hầu như nhà nào cũng có vài ràng bánh tráng gạo dự trữ trong nhà. Đó là món bánh tiện dụng, dễ dùng, chỉ cần nhúng qua nước sạch để một lát là có ngay một thức ăn nhanh, ngon. Bánh tráng ăn thay cơm hoặc nướng lên ăn cho vui khi lai rai vài chén cùng bạn bè.
Bàn giao 2 công trình giếng khoan và tặng quà cho người nghèo tại huyện Phú Thiện, Chư Sê

Bàn giao 2 công trình giếng khoan và tặng quà cho người nghèo tại huyện Phú Thiện, Chư Sê

(GLO)- Ngày 11-4, Ban Thường trực Giáo hội Phật giáo huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) cùng Nhóm Thiện nguyện tỉnh An Giang phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Phú Thiện, Chư Sê tổ chức khánh thành công trình giếng khoan cho các trường học và tặng quà cho người nghèo, học sinh khó khăn trên địa bàn.